Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
- Chu Dung Cơ
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Cách ứng biến
Tài ứng biến là hình thức đơn sơ nhất của khả năng sáng tạo. Nó là nghệ thuật đọ sức với sự bất ngờ, lợi dụng những hoàn cảnh bất ngờ.Thanh niên nào muốn thành công phải tập cho thuần nghệ thuật đó, thuần tới mức trở thành một phản ứng tự nhiên, óc mình lúc nòa cũng như đợi thời cơ, không bao giờ bị hoang mang, lạc nẻo khi gặp một tình thế chưa hề tính trước.
Huân tước Winston Churchill:
Cuộc chiến đấu của nước Anh chống xâm lăng đã đến lúc cực kì nguy cấp, lúc đó ai cũng tin rằng quân Đức từ bờ biển Pháp thế nào cũng ồ ạt qua xâm chiếm nước Anh nhưng trong một trận đấu bật ngờ, Anh lật ngược được tình thế, Anh đã thắng được trận đó nhờ tài năng và lòng hi sinh của phi công , nhưng cũng là nhờ chính phủ đã biết liệng vào sọt giấy tất cả những kế hoạch đẹp đẽ để chế tạo cấp tốc nhiều phi cơ mà đối phó kịp với hoàn cảnh. Nếu cứ ngồi đó mà nghiên cứu thì nhất định thua.
Đầu thế chiến, quân đội Anh thua trên lục địa, mất nguồn tiếp tế thực phẩm. Kỹ nghệ hàng không cần thiết nhất là nhôm. Mà lúc đó không còn nhận được một htứ quặng nhôm nào nữa. Ba phần tư số sắt, thép nhập cảng và đại đa số quặng sắt đến từ châu Âu qua đường lục địa đã bị quân Đức chiếm, Anh làm sao đương đầu với cuộc khủng hoảng đó được?
Bằng mọi cách phải tìm nguồn tiếp tế mới, mất thị trường châu Âu thì tìm nguồn hàng ở thị trường châu Phi và châu Mỹ.
Tháng chạp năm 1941, Churchill đòi “có thêm nhiều khí cụ để làm việc”, Ông đã tự mình qua Washington tìm kiếm khí giới và tàu cho thủy quân và lục quân Anh.
Ở Washington, người Mỹ đã thiết lập cả một chương trình sản xuất. Họ đã nghiên cứu một kế họach cực tỉ mỉ, coi trên giấy ra vẻ đồ sộ lắm. Các kế họach đó đóng lãi thành nột tập rất sạch sẽ, có tài liệu còn đem in nữa, nhưng trong những cái công trình lí thuyết đẹp đẽ đó có một điểm không ổn: là kế họach không hợp với yêu cầu của các nước đồng minh muốn thành công chính phủ Mỹ phải thừ bỏ lề lối cũ mà ứng biến theo một đại quy mô chưa từng thấy mới được. Và chuyện đó không phải đơn giản.
Trải qua rất nhiều khó khăn bất chấp những nghi thức ngọai giao,lặp đi lặp lại hòai quan điểm với các nhà lãng đạo ở tòa bạch ốc, phải chiến đấu với tổng thống Roosevelt, tìm tất cả mọi cách chứng minh cho họ thấy rằng phài bỏ mọi kế họach đi mà xông vào con đường quy mô sản xuất khổng lố mới được. Cuộc vận động diễn ra hăng hái tới mức tất cả Washington phải tham dự vào, cả những nhật báo nữa, gây một sự kích thích mạnh trong mọi giới.
Sau những nỗ lực không ngừng, người Mỹ cũng chấp nhận dự tính đó về khả năng sản xuất. Người Mỹ chế tạo ngay một chương trình chế tạo cấn tới hàng tỷ Mỹ kim rồi đưa ra quốc hội biểu quyết.
Nhờ chương trìng đó mà Anh mới đè bẹp được quân địch vế mặt võ bị.
Không những thế, người Mỹ chẳng những thực hiện đuợc mà còn vượt cả chương trình sản xuất đó nữa. Phương pháp ứng biến đã thắng thủ tực kế họach.
Người nào biết quyết định mau mắn, rối lại biết mau mắn bỏ những quyết định đó nếu thấy nó có kết quả không tốt, thì gặp những tình thế ghê gớm nhất, thì cũng có thể lợi dụng nó được.Biết ứng biến mau mắn, chuyển họa thành phúc thì nhất định thành công.Phải biết ứng biến kịp thời từ những khó khăn đầu tiên mới xuất hiện. Lúc đó dễ diệt chúng lắm, để muộn thì không sao thắng chúng được nữa.
Vậy phải coi chừng những con người có tinh thần cứng nhắc, cố chấp.Nói cách khác là nhắc nhở con người đừng mắc cái chứng thư lại, óc quá chú trọng tới giấy tờ, nguyên tắc hành chính là kẻ thù của óc quyền biến. các nhà tổ chức luôn có khuynh hướng tổ chức quá mức mà sự tổ chức quá mức, quá tỉ mỉ đưa xí nghiệp tới sự sụp đổ.
Khi người ta lập những kế họach rất kỹ lưỡng để đem ra thực hiện nhưng trước khi thực hiện phải trình lên cấp trên để được chấp thuận đã và khi được chấp thuận thì tình thế đã thay đổi hẳn rồi, không để đem thực hiện được nữa.Đó là một bài học không bao giờ quên được. Đó cũng là một lới nhắc nhở cho các chủ doanh nghiệp phải đặc biệt coi chừng họat động của các phòng quản lí, đừng để họ họat động trái cới quyền sử dụng của hãng.
Trong chiến tranh, các nhà tổ chức giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế. Trong hòan cảnh đó chính phủ thành khách hàng duy nhất tiêu thụ tòan bộ những sản phẩm trong nước. Mọi sự đổi chác đều theo nguyên tắc: giá bán bằng giá vố công thêm mấy phần lãi. Do đó mà năng suất giảm đi, tiền công tăng thêm một cách tai hại, trong các khu vực hoạt động kinh tế , chỉ nhờ có lòng ái quốc mà người ta hãm bớt được mọi sự quá lố.
Khi thái bình trở lại, một trời gian lâu tình trạng đó mới mất được. Người ta không thèm nghe lời những kẻ đòi thay đổi tình thế, người ta bỏ qua những cơ hội mới.
Nhưng dần dần sự kiểm soát của chính phủ nới lỏng ra mà năng suất trong các xí nghiệp tăng lên, kinh tế lấy lại sức. Và môi trường hoạt động lại trở lại mở rộng cho sự tự do kinh doanh.
Còn một nguy hại nữa cũng liên quan tới sự tổ chức quá mức,người ta thường nghĩ rằng muốn cho một xí nghiệp thịnh vượng thì phải tìm cho được người nào có nhiều kinh nghiệm nhất mà giao cho việc điều khiển. Và người ta tự nhủ trước kia người đó đã thành công thì không lí do gì bây giờ lại thất bại,khốn nỗi, trong thực tế không luôn như vậy.
Thường khi lựa chọn một người như vậy là bạn phải chịu đựng một ông già mệt mỏi về thể chất và tinh thần, đa số họ là những người hẹp hòi, cố chấp không chịu nhìn rộng ra xung quanh, không có tinh thần ứng biến và do đó không thể đói phó với tình thế mới trong một thế giới luôn luôn thay đổi.
Muốn mở một xí nghiệp mới thì phương pháp thích nghi nhất là lụa chọn những người mới, muốn vậy phảigiỏi tâm lí, biết bản tính con người.
Những người mới đó, có tài năng, sẽ học nghề và sẽ mau có kinh nghịêm. Trước hết cần phải biết mình cần những đức nào ở người mình cần phải giao việc, rồi mới tìm những người có những có những đức đó, những đức chưa được đem thi thố nhưng chỉ đợi có dịp là phát triển. Nếu người bạn lựa thực sự có những đức đó thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn là một người sung sướng và mọi việc sẽ xảy ra theo ý muốn của bạn.
Những người như vậy sẽ biết nắm lấy mọi cơ hội thuận thiện. Họ có ích cho xã hội “Sung sướng thay kẻ nào tim thấy sức mạnh ở lòng tin mà tấm lòng hợp với chí hướng của anh. Đi qua cái thung lũng đau khổ này, kẻ đó sẽ đào một cái giếng và các hồ sẽ đầy nước”.
Huân tước Winston Churchill:
Cuộc chiến đấu của nước Anh chống xâm lăng đã đến lúc cực kì nguy cấp, lúc đó ai cũng tin rằng quân Đức từ bờ biển Pháp thế nào cũng ồ ạt qua xâm chiếm nước Anh nhưng trong một trận đấu bật ngờ, Anh lật ngược được tình thế, Anh đã thắng được trận đó nhờ tài năng và lòng hi sinh của phi công , nhưng cũng là nhờ chính phủ đã biết liệng vào sọt giấy tất cả những kế hoạch đẹp đẽ để chế tạo cấp tốc nhiều phi cơ mà đối phó kịp với hoàn cảnh. Nếu cứ ngồi đó mà nghiên cứu thì nhất định thua.
Đầu thế chiến, quân đội Anh thua trên lục địa, mất nguồn tiếp tế thực phẩm. Kỹ nghệ hàng không cần thiết nhất là nhôm. Mà lúc đó không còn nhận được một htứ quặng nhôm nào nữa. Ba phần tư số sắt, thép nhập cảng và đại đa số quặng sắt đến từ châu Âu qua đường lục địa đã bị quân Đức chiếm, Anh làm sao đương đầu với cuộc khủng hoảng đó được?
Bằng mọi cách phải tìm nguồn tiếp tế mới, mất thị trường châu Âu thì tìm nguồn hàng ở thị trường châu Phi và châu Mỹ.
Tháng chạp năm 1941, Churchill đòi “có thêm nhiều khí cụ để làm việc”, Ông đã tự mình qua Washington tìm kiếm khí giới và tàu cho thủy quân và lục quân Anh.
Ở Washington, người Mỹ đã thiết lập cả một chương trình sản xuất. Họ đã nghiên cứu một kế họach cực tỉ mỉ, coi trên giấy ra vẻ đồ sộ lắm. Các kế họach đó đóng lãi thành nột tập rất sạch sẽ, có tài liệu còn đem in nữa, nhưng trong những cái công trình lí thuyết đẹp đẽ đó có một điểm không ổn: là kế họach không hợp với yêu cầu của các nước đồng minh muốn thành công chính phủ Mỹ phải thừ bỏ lề lối cũ mà ứng biến theo một đại quy mô chưa từng thấy mới được. Và chuyện đó không phải đơn giản.
Trải qua rất nhiều khó khăn bất chấp những nghi thức ngọai giao,lặp đi lặp lại hòai quan điểm với các nhà lãng đạo ở tòa bạch ốc, phải chiến đấu với tổng thống Roosevelt, tìm tất cả mọi cách chứng minh cho họ thấy rằng phài bỏ mọi kế họach đi mà xông vào con đường quy mô sản xuất khổng lố mới được. Cuộc vận động diễn ra hăng hái tới mức tất cả Washington phải tham dự vào, cả những nhật báo nữa, gây một sự kích thích mạnh trong mọi giới.
Sau những nỗ lực không ngừng, người Mỹ cũng chấp nhận dự tính đó về khả năng sản xuất. Người Mỹ chế tạo ngay một chương trình chế tạo cấn tới hàng tỷ Mỹ kim rồi đưa ra quốc hội biểu quyết.
Nhờ chương trìng đó mà Anh mới đè bẹp được quân địch vế mặt võ bị.
Không những thế, người Mỹ chẳng những thực hiện đuợc mà còn vượt cả chương trình sản xuất đó nữa. Phương pháp ứng biến đã thắng thủ tực kế họach.
Người nào biết quyết định mau mắn, rối lại biết mau mắn bỏ những quyết định đó nếu thấy nó có kết quả không tốt, thì gặp những tình thế ghê gớm nhất, thì cũng có thể lợi dụng nó được.Biết ứng biến mau mắn, chuyển họa thành phúc thì nhất định thành công.Phải biết ứng biến kịp thời từ những khó khăn đầu tiên mới xuất hiện. Lúc đó dễ diệt chúng lắm, để muộn thì không sao thắng chúng được nữa.
Vậy phải coi chừng những con người có tinh thần cứng nhắc, cố chấp.Nói cách khác là nhắc nhở con người đừng mắc cái chứng thư lại, óc quá chú trọng tới giấy tờ, nguyên tắc hành chính là kẻ thù của óc quyền biến. các nhà tổ chức luôn có khuynh hướng tổ chức quá mức mà sự tổ chức quá mức, quá tỉ mỉ đưa xí nghiệp tới sự sụp đổ.
Khi người ta lập những kế họach rất kỹ lưỡng để đem ra thực hiện nhưng trước khi thực hiện phải trình lên cấp trên để được chấp thuận đã và khi được chấp thuận thì tình thế đã thay đổi hẳn rồi, không để đem thực hiện được nữa.Đó là một bài học không bao giờ quên được. Đó cũng là một lới nhắc nhở cho các chủ doanh nghiệp phải đặc biệt coi chừng họat động của các phòng quản lí, đừng để họ họat động trái cới quyền sử dụng của hãng.
Trong chiến tranh, các nhà tổ chức giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế. Trong hòan cảnh đó chính phủ thành khách hàng duy nhất tiêu thụ tòan bộ những sản phẩm trong nước. Mọi sự đổi chác đều theo nguyên tắc: giá bán bằng giá vố công thêm mấy phần lãi. Do đó mà năng suất giảm đi, tiền công tăng thêm một cách tai hại, trong các khu vực hoạt động kinh tế , chỉ nhờ có lòng ái quốc mà người ta hãm bớt được mọi sự quá lố.
Khi thái bình trở lại, một trời gian lâu tình trạng đó mới mất được. Người ta không thèm nghe lời những kẻ đòi thay đổi tình thế, người ta bỏ qua những cơ hội mới.
Nhưng dần dần sự kiểm soát của chính phủ nới lỏng ra mà năng suất trong các xí nghiệp tăng lên, kinh tế lấy lại sức. Và môi trường hoạt động lại trở lại mở rộng cho sự tự do kinh doanh.
Còn một nguy hại nữa cũng liên quan tới sự tổ chức quá mức,người ta thường nghĩ rằng muốn cho một xí nghiệp thịnh vượng thì phải tìm cho được người nào có nhiều kinh nghiệm nhất mà giao cho việc điều khiển. Và người ta tự nhủ trước kia người đó đã thành công thì không lí do gì bây giờ lại thất bại,khốn nỗi, trong thực tế không luôn như vậy.
Thường khi lựa chọn một người như vậy là bạn phải chịu đựng một ông già mệt mỏi về thể chất và tinh thần, đa số họ là những người hẹp hòi, cố chấp không chịu nhìn rộng ra xung quanh, không có tinh thần ứng biến và do đó không thể đói phó với tình thế mới trong một thế giới luôn luôn thay đổi.
Muốn mở một xí nghiệp mới thì phương pháp thích nghi nhất là lụa chọn những người mới, muốn vậy phảigiỏi tâm lí, biết bản tính con người.
Những người mới đó, có tài năng, sẽ học nghề và sẽ mau có kinh nghịêm. Trước hết cần phải biết mình cần những đức nào ở người mình cần phải giao việc, rồi mới tìm những người có những có những đức đó, những đức chưa được đem thi thố nhưng chỉ đợi có dịp là phát triển. Nếu người bạn lựa thực sự có những đức đó thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn là một người sung sướng và mọi việc sẽ xảy ra theo ý muốn của bạn.
Những người như vậy sẽ biết nắm lấy mọi cơ hội thuận thiện. Họ có ích cho xã hội “Sung sướng thay kẻ nào tim thấy sức mạnh ở lòng tin mà tấm lòng hợp với chí hướng của anh. Đi qua cái thung lũng đau khổ này, kẻ đó sẽ đào một cái giếng và các hồ sẽ đầy nước”.
20 điều người vợ cần ở chồng
Theo yêu cầu các bà vợ đối với đức lang quân thì không chỉ có 20 điều mà sẽ là cả một danh sách dài vô tận. Tuy nhiên, nếu chỉ cần tuân thủ những lời khuyên dưới đây bạn đã trở thành một người chồng lý tưởng rồi.
1.Quần áo, tóc tai gọn gàng, tránh ăn mặc lôi thôi khi ra đường với vợ con.
2. Không tò mò, nhỏ nhen, thắc mắc về những việc riêng tư của vợ như đi đâu, gọi điện thoại cho ai, tại sao tháng này biên lai điện thoại tăng hơn nhiều…
3. Thái độ, cách cư xử với vợ vẫn dịu dàng như lúc mới cưới. Không to tiếng hoặc càu nhàu dù rằng nhà cửa bừa bãi, con cái khóc lóc.
4. Biết giúp đỡ vợ trong công việc lặt vặt trong nhà như trải giường, lau bụi, tắm cho con, cho con ăn…
5. Có những giây phút chăm sóc gia đình như làm bữa ăn sáng chủ nhật. Tuy việc này, vợ bạn có thể làm, nhưng đây là cách biểu lộ tình cảm rất có ý nghĩa.
6. Độ lượng, tha thứ, không nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của vợ, nhất là vấn đề tài chính trong gia đình.
7. Biết tận dụng thời gian nghỉ cuối tuần để vui chơi, đem lại giây phút thoải mái cho vợ con.
8. Khôn khéo tế nhị, nâng cao giá trị của vợ trong gia đình, nhất là trước mặt người khác.
9. Săn sóc thú vật trong nhà và dọn dẹp khi chúng phá phách làm bẩn nhà cửa.
10. Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, không vứt quần áo, sách vở bừa bãi.
11. Khi dự các buổi tiếp tân, họp mặt tổ chức công việc hoặc cá nhân, không nên bỏ rơi vợ trước đám đông người lạ. Cần giới thiệu và giúp vợ làm quen với môi trường mới.
12. Không ham mê làm việc hoặc thú vui nào khác mà bỏ mặc vợ cô đơn.
13. Khi có việc xảy ra trong nhà như ai đau ốm, bận rộn, người chồng cần tỏ ra tháo vát, biết giúp đỡ công việc nội trợ như nấu ăn, rửa bát, giặt là, chăm sóc con cái…
14. Thích thú, hiểu biết về sự hiện diện của vợ trong gia đình. Đừng tỏ ra bất cần, có vợ ở nhà hay không cũng không thành vấn đề.
15. Không từ chối hay cằn nhằn khi vợ nhờ mua vài món đồ dùng phụ nữ khi đi sắm sửa.
16. Tận dụng thời gian rảnh để tạo giây phút thơ mộng, say sưa thuở ban đầu như nắm tay nhau dạo phố buổi tối, ngồi cạnh nhau tâm sự trong đêm mưa…
17. Có cái nhìn rộng rãi về tương lai, khi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt xảy ra và lỡ có ly dị thì hãy xem nhau như bạn bè.
18. Chung thủy với vợ mặc dù có những cạm bẫy bủa vây.
19. Giữ gìn sức khỏe, không phung phí tiền bạc trong thú vui cá nhân.
20. Khéo léo khi tiếp xúc với bên gia đình vợ. Không xem mẹ vợ là cái gai trong mắt và gia đình cô ấy là gánh nặng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)