Huân tước Winston Churchill:
Cuộc chiến đấu của nước Anh chống xâm lăng đã đến lúc cực kì nguy cấp, lúc đó ai cũng tin rằng quân Đức từ bờ biển Pháp thế nào cũng ồ ạt qua xâm chiếm nước Anh nhưng trong một trận đấu bật ngờ, Anh lật ngược được tình thế, Anh đã thắng được trận đó nhờ tài năng và lòng hi sinh của phi công , nhưng cũng là nhờ chính phủ đã biết liệng vào sọt giấy tất cả những kế hoạch đẹp đẽ để chế tạo cấp tốc nhiều phi cơ mà đối phó kịp với hoàn cảnh. Nếu cứ ngồi đó mà nghiên cứu thì nhất định thua.
Đầu thế chiến, quân đội Anh thua trên lục địa, mất nguồn tiếp tế thực phẩm. Kỹ nghệ hàng không cần thiết nhất là nhôm. Mà lúc đó không còn nhận được một htứ quặng nhôm nào nữa. Ba phần tư số sắt, thép nhập cảng và đại đa số quặng sắt đến từ châu Âu qua đường lục địa đã bị quân Đức chiếm, Anh làm sao đương đầu với cuộc khủng hoảng đó được?
Bằng mọi cách phải tìm nguồn tiếp tế mới, mất thị trường châu Âu thì tìm nguồn hàng ở thị trường châu Phi và châu Mỹ.
Tháng chạp năm 1941, Churchill đòi “có thêm nhiều khí cụ để làm việc”, Ông đã tự mình qua Washington tìm kiếm khí giới và tàu cho thủy quân và lục quân Anh.
Ở Washington, người Mỹ đã thiết lập cả một chương trình sản xuất. Họ đã nghiên cứu một kế họach cực tỉ mỉ, coi trên giấy ra vẻ đồ sộ lắm. Các kế họach đó đóng lãi thành nột tập rất sạch sẽ, có tài liệu còn đem in nữa, nhưng trong những cái công trình lí thuyết đẹp đẽ đó có một điểm không ổn: là kế họach không hợp với yêu cầu của các nước đồng minh muốn thành công chính phủ Mỹ phải thừ bỏ lề lối cũ mà ứng biến theo một đại quy mô chưa từng thấy mới được. Và chuyện đó không phải đơn giản.
Trải qua rất nhiều khó khăn bất chấp những nghi thức ngọai giao,lặp đi lặp lại hòai quan điểm với các nhà lãng đạo ở tòa bạch ốc, phải chiến đấu với tổng thống Roosevelt, tìm tất cả mọi cách chứng minh cho họ thấy rằng phài bỏ mọi kế họach đi mà xông vào con đường quy mô sản xuất khổng lố mới được. Cuộc vận động diễn ra hăng hái tới mức tất cả Washington phải tham dự vào, cả những nhật báo nữa, gây một sự kích thích mạnh trong mọi giới.
Sau những nỗ lực không ngừng, người Mỹ cũng chấp nhận dự tính đó về khả năng sản xuất. Người Mỹ chế tạo ngay một chương trình chế tạo cấn tới hàng tỷ Mỹ kim rồi đưa ra quốc hội biểu quyết.
Nhờ chương trìng đó mà Anh mới đè bẹp được quân địch vế mặt võ bị.
Không những thế, người Mỹ chẳng những thực hiện đuợc mà còn vượt cả chương trình sản xuất đó nữa. Phương pháp ứng biến đã thắng thủ tực kế họach.
Người nào biết quyết định mau mắn, rối lại biết mau mắn bỏ những quyết định đó nếu thấy nó có kết quả không tốt, thì gặp những tình thế ghê gớm nhất, thì cũng có thể lợi dụng nó được.Biết ứng biến mau mắn, chuyển họa thành phúc thì nhất định thành công.Phải biết ứng biến kịp thời từ những khó khăn đầu tiên mới xuất hiện. Lúc đó dễ diệt chúng lắm, để muộn thì không sao thắng chúng được nữa.
Vậy phải coi chừng những con người có tinh thần cứng nhắc, cố chấp.Nói cách khác là nhắc nhở con người đừng mắc cái chứng thư lại, óc quá chú trọng tới giấy tờ, nguyên tắc hành chính là kẻ thù của óc quyền biến. các nhà tổ chức luôn có khuynh hướng tổ chức quá mức mà sự tổ chức quá mức, quá tỉ mỉ đưa xí nghiệp tới sự sụp đổ.
Khi người ta lập những kế họach rất kỹ lưỡng để đem ra thực hiện nhưng trước khi thực hiện phải trình lên cấp trên để được chấp thuận đã và khi được chấp thuận thì tình thế đã thay đổi hẳn rồi, không để đem thực hiện được nữa.Đó là một bài học không bao giờ quên được. Đó cũng là một lới nhắc nhở cho các chủ doanh nghiệp phải đặc biệt coi chừng họat động của các phòng quản lí, đừng để họ họat động trái cới quyền sử dụng của hãng.
Trong chiến tranh, các nhà tổ chức giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế. Trong hòan cảnh đó chính phủ thành khách hàng duy nhất tiêu thụ tòan bộ những sản phẩm trong nước. Mọi sự đổi chác đều theo nguyên tắc: giá bán bằng giá vố công thêm mấy phần lãi. Do đó mà năng suất giảm đi, tiền công tăng thêm một cách tai hại, trong các khu vực hoạt động kinh tế , chỉ nhờ có lòng ái quốc mà người ta hãm bớt được mọi sự quá lố.
Khi thái bình trở lại, một trời gian lâu tình trạng đó mới mất được. Người ta không thèm nghe lời những kẻ đòi thay đổi tình thế, người ta bỏ qua những cơ hội mới.
Nhưng dần dần sự kiểm soát của chính phủ nới lỏng ra mà năng suất trong các xí nghiệp tăng lên, kinh tế lấy lại sức. Và môi trường hoạt động lại trở lại mở rộng cho sự tự do kinh doanh.
Còn một nguy hại nữa cũng liên quan tới sự tổ chức quá mức,người ta thường nghĩ rằng muốn cho một xí nghiệp thịnh vượng thì phải tìm cho được người nào có nhiều kinh nghiệm nhất mà giao cho việc điều khiển. Và người ta tự nhủ trước kia người đó đã thành công thì không lí do gì bây giờ lại thất bại,khốn nỗi, trong thực tế không luôn như vậy.
Thường khi lựa chọn một người như vậy là bạn phải chịu đựng một ông già mệt mỏi về thể chất và tinh thần, đa số họ là những người hẹp hòi, cố chấp không chịu nhìn rộng ra xung quanh, không có tinh thần ứng biến và do đó không thể đói phó với tình thế mới trong một thế giới luôn luôn thay đổi.
Muốn mở một xí nghiệp mới thì phương pháp thích nghi nhất là lụa chọn những người mới, muốn vậy phảigiỏi tâm lí, biết bản tính con người.
Những người mới đó, có tài năng, sẽ học nghề và sẽ mau có kinh nghịêm. Trước hết cần phải biết mình cần những đức nào ở người mình cần phải giao việc, rồi mới tìm những người có những có những đức đó, những đức chưa được đem thi thố nhưng chỉ đợi có dịp là phát triển. Nếu người bạn lựa thực sự có những đức đó thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn là một người sung sướng và mọi việc sẽ xảy ra theo ý muốn của bạn.
Những người như vậy sẽ biết nắm lấy mọi cơ hội thuận thiện. Họ có ích cho xã hội “Sung sướng thay kẻ nào tim thấy sức mạnh ở lòng tin mà tấm lòng hợp với chí hướng của anh. Đi qua cái thung lũng đau khổ này, kẻ đó sẽ đào một cái giếng và các hồ sẽ đầy nước”.