“When I was a child, I used to pray to God for a bicycle. But then I realised that God doesn’t work in that way – so I stole a bike and prayed for forgiveness.” – Emo Phillips
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013
Thời con nít đã xa .... (sưu tầm)
Nhiều khi ngồi nghĩ lại chuyện hồi xưa đi học, tui mới nhận ra có những thứ lúc trước rất thông dụng, ai ai cũng xài, đi đâu cũng thấy, mà bây giờ đã biến mất tăm mất tích. Chẳng hạn tập Ba Cây Thông, thuộc hàng “có thương hiệu” lúc bấy giờ. Lúc đó mà được một quyển tập Ba Cây Thông 100 trang thì cứ gọi là sướng rơn, mà phải chi giấy trắng tinh tươm gì cho cam, chỉ thuộc hàng trắng ngà thôi. Nói đến độ trắng của giấy thì tập giấy đen bây giờ cũng không thấy nữa. Các em bây giờ đi học được viết trên giấy trắng chói cả mắt, làm gì biết đến tập giấy đen thui thùi lùi, viết bút chì lên thì cứ gọi là căng mắt ra mà đọc. Đặc biệt là tập giấy đen thì thông thường chỉ là tập 50 trang, hồi đó nhiều vô số kể, bây giờ cũng không thấy. Bây giờ bét ra thì cũng 100 trang, thông dụng đã là 200 trang rồi. Hồi xưa còn có vụ tập xài năm trước không hết, năm sau lôi ra cắt bỏ những trang đã viết rồi đế xài tiếp, mà còn ít trang quá thì đem ra đóng lại thành cuốn nháp. Lúc tui đi học, chắc mẹ tui cũng biết tính con mình hay quậy, chuyên môn xé tập nên mỗi lần cho tập mới là mẹ tui ngồi ghi số vô góc từng trang, thằng con mà xé giấy ra làm bì là bà biết liền. Mà đã nói về tập là phải nói về tạp chí Liên Xô và lịch tờ treo tường, vì những thứ đó được tận thu để làm giấy bao tập, bao sách. Lịch tờ treo tường bây giờ vẫn còn, nhưng tạp chí Liên Xô, giấy trắng bóng, màu sắc rực rõ, thì bây giờ không còn nữa.
Bây giờ hình như người ta toàn xài bút bi, nên bút mực cũng đi luôn vô dĩ vãng, mà tui nói là nói bút mực chấm vô lọ mực đó nha. Cây bút mà có cái cán riêng, phải mua ngòi bút cắm vô, mỗi lần muốn viết là phải mở lọ mực ra chấm chấm đó. Bút mực chìm vô dĩ vãng, nên lọ mực cũng đi theo luôn. Lọ mực thì cũng đủ loại, thuỷ tinh có, sắt có, nhựa có, nhưng thông dụng nhất vẫn là loại nhựa, ở miệng còn có miếng nhựa như cái phễu để lỡ có làm nghiêng lọ thì mực cũng không chảy ra ngoài. Cái lọ nào cũng có cái nắp, trên nắp còn có cái khoen nhựa làm quai cầm nữa. Ngòi bút thì cũng đa dạng đủ kiểu, nhưng tui ấn tượng nhất là kiểu ngòi bầu, để mỗi lần chấm, mực trữ ở trong bầu nên viết được lâu hơn, không phải chấm tới chấm lui vô lọ mực. Cán bút thì ban đầu chỉ làm bằng gỗ, về sau có thêm cán nhựa, phần để cắm ngòi thì to to, rồi càng lên cao thì càng teo dần.
Rồi mực cũng lắm nhiêu khê. Anh nào lười thì mua mực pha sẵn, anh nào nghèo thì mua viên mực, rồi về pha nước vô xài. Nói vụ pha nước, nhiều khi bình sắp hết mực mà không có tiền, thế là cứ pha nước vô cho nó đầy lên, đến lúc viết ra thì chữ khi mờ khi tỏ. Bạn học sinh nào mà sang trọng hơn một chút thì được xài bút máy Hồng Hà, cũng là bút mực, nhưng mực được bơm vô một cái ống cao su trong thân bút, viết cả ngày không hết. Lâu lắm rồi tui không được thấy bút mực máy như vậy nữa, không biết có ai còn xài hay không. Bây giờ thì thông dụng là kiểu bút mực mà có sẵn ống mực luôn, mua về gắn vô xài, khỏi bơm bơm bóp bóp chi cho mất công. Mà đã nói đến chuyện xài bút mực thì không thể không nói đến giấy thấm. Bọn con gái kỹ lưỡng thì trong cặp lúc nào cũng sẵn vài tờ, viết ra chữ nào là thấm thấm chậm chậm chữ đó. Ẩu tả như mấy thằng con trai thì bỏ đại vô túi áo một cục phấn, lỡ viết lem mực thì lăn qua một phát là xong.
Đối với tui, bút mực nói chung chỉ có một công dụng là để làm hung khí, vì ngòi mực tuy đâm đau chỉ vài ba ngày là hết, nhưng chỉ cần một cái lắc cổ tay thôi, mực rảy lên áo là giặt muôn đời cũng không ra. Có người thi vị hoá, bảo rảy mực lên áo bạn gái làm quen. Lần nào tui rảy mực vô áo người ta, dù chỉ vô tình, cũng bị chửi cho tắt bếp. Cô giáo thì bảo viết bút mực để rèn chữ, tui chẳng biết rèn ở chỗ nào, vì tui viết bút nào chữ cũng xấu hoắc.
Một thứ nữa bây giờ cũng hết thấy là cùi thơm. Hồi xưa, ở trước cổng trường học mỗi lần ra về hay có mấy cái xe bán đồ ăn vặt. Tui nhớ xe bán cùi thơm lúc nào cũng thuộc hàng đẹp nhất, chắc chỉ thua xe bong bóng. Cả trăm cái cùi thơm cắm vô que, còn que thì cắm vô một bó rơm cao nghệu, nhìn y hệt như một cái cây mà mỗi cành chĩa ra đều là cùi thơm. Đứa nào đến hỏi mua, người bán cũng lấy một que xuống rồi xát muối ớt vô. Hồi đó tui cứ tưởng cùi thơm thì phải ăn với muối ớt như là một lẽ đương nhiên, về sau mới biết muối ớt xát vô cho nhiều là để sát trùng, chưa kể cùi thơm thời bấy giờ chua lè chua lét, ăn mà không có muối ớt thì chắc té tè ra quần. Mẹ tui căn dặn kỹ lắm, không cho ăn vì cùi thơm là thứ mất vệ sinh nhất trên đời, nhưng trong mấy thứ ăn vặt của con nít thì cùi thơm là thứ rẻ nhất, nên lâu lâu thèm tui cũng lén mua một que ăn đỡ ghiền.
Nói về đồ ăn vặt thì có một thứ bây giờ cũng không thấy nữa, đó là kem ống. Kem làm trong ống nhôm, tiết diện bằng cỡ ống nước, người bán có khi lấy ra để sẵn trong thùng đá. Đứa nào tới mua thì được chọn mùi, thường thì cũng vòng vòng mấy thứ đậu đỏ, đậu đen, sầu riêng, rồi tùy muốn mua bao nhiêu thì người bán cắt ra một khúc dài bấy nhiêu. Thứ kem này cũng phải có que để cắm. Que kem ống chỉ mảnh như cây tăm tre thôi, nên nhiều đứa cầm không khéo, kem rớt xuống đất, tiếc ngẩn tiếc ngơ. Kem que thì có que hoành tráng hơn, có điều cũng chỉ được vót ra từ tre, nhiều khi còn thấy cả dằm, cả mắt, chuyên được lũ học trò thu gom về làm que tính. Có đứa hôm trước cô giáo dặn phải đem que kem theo để học toán, hôm sau quên, thế là đi vòng vòng quanh sân trường lượm lặt cho đủ số. Nhưng khổ cái không có thời gian rửa lại nên vẫn còn sót kem dính trên que, đặt lên bàn nước chảy nhễu nhão, bọn con gái ngồi kế bên dạt ra xa cả thước.
Trò chơi sân trường bây giờ không biết còn lại những gì. Tui nghĩ đá cầu chắc vẫn còn thịnh hành, vì đến thằng em tui vẫn còn chơi, nhưng chọi cầu chắc là hết thấy. Chọi cầu thì được cái nam nữ chơi chung, chia làm hai phe. Cầu chọi trúng đứa nào thì đứa đó bị phe kia bắt làm tù bình, phải bị đứng tuốt ra đằng sau phe đối phương, phe nào bị bắt làm tù binh hết là thua. Nhưng nếu một phe câu được trái cầu vô “trại tù binh” mà có tên tù nào chụp được, rồi chọi trúng một đứa phe đối phương (tức là hạ được một thằng canh ngục đó) thì một tù binh được phóng thích. Vì có luật cứu bồ như vậy nên chọi cầu là cơ hội để tụi con trai lấy le, cố sống cố chết chụp cầu để cứu người trong mộng. Rồi chơi u, chơi cá sấu lên bờ, chơi keo, chơi cướp cờ, chơi tạt lon, trò nào cũng chạy mệt nghỉ. Riêng tụi con gái thì có trò banh đũa và nhảy dây, mà tui chỉ nhớ nhất là nhảy ba góc. Ở nhà tui toàn là chị họ, em gái họ, nên tui cũng phải chơi mấy thứ này. Banh đũa thì phải quét, đập, gõ, chẻ, từ hai đũa một cho đến cả bó mười đũa. Nhảy ba góc thì phải đạp, móc, đè, từ mức thấp dưới mắt cá lên cao cho đến đầu, rồi đầu 1 gang, đầu 2 gang.
Tụi con trai cũng chơi nhảy dây, nhưng mà là nhảy cao. Tui còn nhớ hồi cấp 1, mức dây số 4 là huyền thoại, trong trường không ai nhảy qua được. Đám bạn tui có thằng Cường với tui hay cạnh tranh nhau. Bữa đó, nhảy đến mức số 3 thì chỉ còn vài đứa qua được, lên đến mức 3 rưỡi thì còn có tui với nó. Đến lúc nâng dây lên mức 4 thì mấy đứa học trò khác đã bu đen bu đỏ xung quanh, thậm chí còn leo lên cầu thang nhìn xuống. Chắc nhờ được ủng hộ nhiệt tình quá mà tui với thằng Cường đều nhảy qua được mức 4. Còn một trò nữa mà chắc bây giờ cũng không còn, là trò chơi chọi thú. Mấy con thú làm bằng nhựa mà hình như thằng nào cũng thủ trong cặp ít nhất là vài con. Phổ biến nhất là con lạc đà, đến nỗi nó được tính như một đơn vị giá trị. Chẳng hạn Lý Tiểu Long nhỏ thì bằng hai con lạc đà, Lý Tiểu Long bự thì có khi lên đến 20 con lạc đà. Nếu tui nhớ không lầm thì Na Tra cũng tầm khoảng 10 lạc đà, Mã Tú Trinh đâu chừng 3 lạc đà. Tui chơi chọi thú không phải tốn đồng xu nào. Con lạc đà đầu tiên tui được cho, từ đó về sau gia tài thú nhựa của tui toàn nhờ ăn thua với đối thủ. Tui ăn thua đến khi còn 2 con lạc đà, 1 Na Tra và 1 Lý Tiểu Long bự thì nghỉ, vì lúc đó, tui chợt nhận ra mình đã lớn rồi, nên không thèm chơi trò của bọn con nít ranh nữa.
Bây giờ ngồi ghi lại chuyện ngày xưa, nếu sau này thằng con trai tui ôm cổ ba nó nói: “Ba kể chuyện cổ tích hay quá à!” hoặc “Ba ơi, chỉ cho con chơi mấy trò này đi!” thì cũng đáng công. Còn không thì cứ xem như là tạo cơ hội để cho các bác bụng béo tóc thưa, với các mợ đẫy đà phúc hậu đọc, xong gật gà gật gù mà nhớ lại một thời trẻ nít.
Bây giờ hình như người ta toàn xài bút bi, nên bút mực cũng đi luôn vô dĩ vãng, mà tui nói là nói bút mực chấm vô lọ mực đó nha. Cây bút mà có cái cán riêng, phải mua ngòi bút cắm vô, mỗi lần muốn viết là phải mở lọ mực ra chấm chấm đó. Bút mực chìm vô dĩ vãng, nên lọ mực cũng đi theo luôn. Lọ mực thì cũng đủ loại, thuỷ tinh có, sắt có, nhựa có, nhưng thông dụng nhất vẫn là loại nhựa, ở miệng còn có miếng nhựa như cái phễu để lỡ có làm nghiêng lọ thì mực cũng không chảy ra ngoài. Cái lọ nào cũng có cái nắp, trên nắp còn có cái khoen nhựa làm quai cầm nữa. Ngòi bút thì cũng đa dạng đủ kiểu, nhưng tui ấn tượng nhất là kiểu ngòi bầu, để mỗi lần chấm, mực trữ ở trong bầu nên viết được lâu hơn, không phải chấm tới chấm lui vô lọ mực. Cán bút thì ban đầu chỉ làm bằng gỗ, về sau có thêm cán nhựa, phần để cắm ngòi thì to to, rồi càng lên cao thì càng teo dần.
Rồi mực cũng lắm nhiêu khê. Anh nào lười thì mua mực pha sẵn, anh nào nghèo thì mua viên mực, rồi về pha nước vô xài. Nói vụ pha nước, nhiều khi bình sắp hết mực mà không có tiền, thế là cứ pha nước vô cho nó đầy lên, đến lúc viết ra thì chữ khi mờ khi tỏ. Bạn học sinh nào mà sang trọng hơn một chút thì được xài bút máy Hồng Hà, cũng là bút mực, nhưng mực được bơm vô một cái ống cao su trong thân bút, viết cả ngày không hết. Lâu lắm rồi tui không được thấy bút mực máy như vậy nữa, không biết có ai còn xài hay không. Bây giờ thì thông dụng là kiểu bút mực mà có sẵn ống mực luôn, mua về gắn vô xài, khỏi bơm bơm bóp bóp chi cho mất công. Mà đã nói đến chuyện xài bút mực thì không thể không nói đến giấy thấm. Bọn con gái kỹ lưỡng thì trong cặp lúc nào cũng sẵn vài tờ, viết ra chữ nào là thấm thấm chậm chậm chữ đó. Ẩu tả như mấy thằng con trai thì bỏ đại vô túi áo một cục phấn, lỡ viết lem mực thì lăn qua một phát là xong.
Đối với tui, bút mực nói chung chỉ có một công dụng là để làm hung khí, vì ngòi mực tuy đâm đau chỉ vài ba ngày là hết, nhưng chỉ cần một cái lắc cổ tay thôi, mực rảy lên áo là giặt muôn đời cũng không ra. Có người thi vị hoá, bảo rảy mực lên áo bạn gái làm quen. Lần nào tui rảy mực vô áo người ta, dù chỉ vô tình, cũng bị chửi cho tắt bếp. Cô giáo thì bảo viết bút mực để rèn chữ, tui chẳng biết rèn ở chỗ nào, vì tui viết bút nào chữ cũng xấu hoắc.
Một thứ nữa bây giờ cũng hết thấy là cùi thơm. Hồi xưa, ở trước cổng trường học mỗi lần ra về hay có mấy cái xe bán đồ ăn vặt. Tui nhớ xe bán cùi thơm lúc nào cũng thuộc hàng đẹp nhất, chắc chỉ thua xe bong bóng. Cả trăm cái cùi thơm cắm vô que, còn que thì cắm vô một bó rơm cao nghệu, nhìn y hệt như một cái cây mà mỗi cành chĩa ra đều là cùi thơm. Đứa nào đến hỏi mua, người bán cũng lấy một que xuống rồi xát muối ớt vô. Hồi đó tui cứ tưởng cùi thơm thì phải ăn với muối ớt như là một lẽ đương nhiên, về sau mới biết muối ớt xát vô cho nhiều là để sát trùng, chưa kể cùi thơm thời bấy giờ chua lè chua lét, ăn mà không có muối ớt thì chắc té tè ra quần. Mẹ tui căn dặn kỹ lắm, không cho ăn vì cùi thơm là thứ mất vệ sinh nhất trên đời, nhưng trong mấy thứ ăn vặt của con nít thì cùi thơm là thứ rẻ nhất, nên lâu lâu thèm tui cũng lén mua một que ăn đỡ ghiền.
Nói về đồ ăn vặt thì có một thứ bây giờ cũng không thấy nữa, đó là kem ống. Kem làm trong ống nhôm, tiết diện bằng cỡ ống nước, người bán có khi lấy ra để sẵn trong thùng đá. Đứa nào tới mua thì được chọn mùi, thường thì cũng vòng vòng mấy thứ đậu đỏ, đậu đen, sầu riêng, rồi tùy muốn mua bao nhiêu thì người bán cắt ra một khúc dài bấy nhiêu. Thứ kem này cũng phải có que để cắm. Que kem ống chỉ mảnh như cây tăm tre thôi, nên nhiều đứa cầm không khéo, kem rớt xuống đất, tiếc ngẩn tiếc ngơ. Kem que thì có que hoành tráng hơn, có điều cũng chỉ được vót ra từ tre, nhiều khi còn thấy cả dằm, cả mắt, chuyên được lũ học trò thu gom về làm que tính. Có đứa hôm trước cô giáo dặn phải đem que kem theo để học toán, hôm sau quên, thế là đi vòng vòng quanh sân trường lượm lặt cho đủ số. Nhưng khổ cái không có thời gian rửa lại nên vẫn còn sót kem dính trên que, đặt lên bàn nước chảy nhễu nhão, bọn con gái ngồi kế bên dạt ra xa cả thước.
Trò chơi sân trường bây giờ không biết còn lại những gì. Tui nghĩ đá cầu chắc vẫn còn thịnh hành, vì đến thằng em tui vẫn còn chơi, nhưng chọi cầu chắc là hết thấy. Chọi cầu thì được cái nam nữ chơi chung, chia làm hai phe. Cầu chọi trúng đứa nào thì đứa đó bị phe kia bắt làm tù bình, phải bị đứng tuốt ra đằng sau phe đối phương, phe nào bị bắt làm tù binh hết là thua. Nhưng nếu một phe câu được trái cầu vô “trại tù binh” mà có tên tù nào chụp được, rồi chọi trúng một đứa phe đối phương (tức là hạ được một thằng canh ngục đó) thì một tù binh được phóng thích. Vì có luật cứu bồ như vậy nên chọi cầu là cơ hội để tụi con trai lấy le, cố sống cố chết chụp cầu để cứu người trong mộng. Rồi chơi u, chơi cá sấu lên bờ, chơi keo, chơi cướp cờ, chơi tạt lon, trò nào cũng chạy mệt nghỉ. Riêng tụi con gái thì có trò banh đũa và nhảy dây, mà tui chỉ nhớ nhất là nhảy ba góc. Ở nhà tui toàn là chị họ, em gái họ, nên tui cũng phải chơi mấy thứ này. Banh đũa thì phải quét, đập, gõ, chẻ, từ hai đũa một cho đến cả bó mười đũa. Nhảy ba góc thì phải đạp, móc, đè, từ mức thấp dưới mắt cá lên cao cho đến đầu, rồi đầu 1 gang, đầu 2 gang.
Tụi con trai cũng chơi nhảy dây, nhưng mà là nhảy cao. Tui còn nhớ hồi cấp 1, mức dây số 4 là huyền thoại, trong trường không ai nhảy qua được. Đám bạn tui có thằng Cường với tui hay cạnh tranh nhau. Bữa đó, nhảy đến mức số 3 thì chỉ còn vài đứa qua được, lên đến mức 3 rưỡi thì còn có tui với nó. Đến lúc nâng dây lên mức 4 thì mấy đứa học trò khác đã bu đen bu đỏ xung quanh, thậm chí còn leo lên cầu thang nhìn xuống. Chắc nhờ được ủng hộ nhiệt tình quá mà tui với thằng Cường đều nhảy qua được mức 4. Còn một trò nữa mà chắc bây giờ cũng không còn, là trò chơi chọi thú. Mấy con thú làm bằng nhựa mà hình như thằng nào cũng thủ trong cặp ít nhất là vài con. Phổ biến nhất là con lạc đà, đến nỗi nó được tính như một đơn vị giá trị. Chẳng hạn Lý Tiểu Long nhỏ thì bằng hai con lạc đà, Lý Tiểu Long bự thì có khi lên đến 20 con lạc đà. Nếu tui nhớ không lầm thì Na Tra cũng tầm khoảng 10 lạc đà, Mã Tú Trinh đâu chừng 3 lạc đà. Tui chơi chọi thú không phải tốn đồng xu nào. Con lạc đà đầu tiên tui được cho, từ đó về sau gia tài thú nhựa của tui toàn nhờ ăn thua với đối thủ. Tui ăn thua đến khi còn 2 con lạc đà, 1 Na Tra và 1 Lý Tiểu Long bự thì nghỉ, vì lúc đó, tui chợt nhận ra mình đã lớn rồi, nên không thèm chơi trò của bọn con nít ranh nữa.
Bây giờ ngồi ghi lại chuyện ngày xưa, nếu sau này thằng con trai tui ôm cổ ba nó nói: “Ba kể chuyện cổ tích hay quá à!” hoặc “Ba ơi, chỉ cho con chơi mấy trò này đi!” thì cũng đáng công. Còn không thì cứ xem như là tạo cơ hội để cho các bác bụng béo tóc thưa, với các mợ đẫy đà phúc hậu đọc, xong gật gà gật gù mà nhớ lại một thời trẻ nít.
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc
Chưa bao giờ vấn đề tiêu dùng lại nóng như hiện nay, bởi sau hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến chất lượng hàng Trung Quốc (TQ) bị các cơ quan chức năng và báo chí phanh phui đã khiến người tiêu dùng (NTD) thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quyết định tẩy chay hàng TQ.
Chị Thùy Dung nhà ở quận Tân Phú bức xúc: “Hết khô mực giả, trứng gà giả, cà phê giả, nội tạng thối, thịt bẩn, táo Fuji bọc túi độc, phòng khám bệnh vô y đức... giờ lại đến món giá ăn được trồng bằng cách tẩm hóa chất TQ cực độc, kém chất lượng. Sau vụ giá độc này không biết các cơ quan chức năng còn phát hiện ra bao nhiêu vụ thực phẩm được làm từ hóa chất nữa?”.
Người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay hàngTrung Quốc
Cùng tâm trạng với chị Thùy Dung, nhiều chị em nội trợ khác khi xách giỏ đi chợ cũng đã thể hiện rõ thái độ “nói không” với các loại rau củ quả đẹp mắt, bóng loáng, căng mọng vì nghi ngờ là do TQ nhập sang. Một tiểu thương bán trái cây tại chợ Tân Định, Q1 cho biết “Từ khi báo chí viết nhiều về các loại trái cây trồng bằng chất kích thích thì hàng của tôi cũng ế luôn. Người ta có ghé xem qua rồi lắc đầu không mua vì sợ mua nhằm hàng TQ có tẩm thuốc. Nhiều chị em tiểu thương ở đây tình hình kinh doanh cũng không khá hơn”. Theo chị em nội trợ, không khó để nhận biết hàng TQ vì hầu hết các loại rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) đều có một ưu điểm nổi trội hơn hẳn hàng trong nước là hình thức rất đẹp, nhìn vào dễ có cảm tình ngay. Chính vì “ưu điểm” này mà khi chọn mua, người tiêu dùng nếu để ý có thể phân biệt rau nội và rau TQ qua hình dáng bên ngoài. Cầm hai ba củ khoai lang tây trên tay, chị Hà Anh nhà ở quận Bình Thạnh quả quyết “Chắc chắn đây là hàng TQ vì hàng Đà Lạt củ khoai nhỏ và trông xấu hơn”. Mặc dù NTD đã bắt đầu để ý nhiều đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhưng đây cũng mới chỉ là chọn lựa theo cảm tính, chưa có quy trình hay bất kỳ giấy chứng nhận nào của các cơ quan chức năng trong việc xác định rõ nguồn hàng. Thay vì ngồi đó “đoán già đoán non” nhiều chị em phụ nữ đã chọn giải pháp an toàn hơn là vào các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi để có bữa cơm gia đình thật sự “sạch”.
Siêu thị - “chợ” an toàn
Cả tháng nay, khu gian hàng thực phẩm tươi sống của Co.opmart Đinh Tiên Hoàng vốn rộng rãi bỗng trở nên chật chội bởi khách hàng tập trung khá đông vào mỗi buổi sáng để mua thực phẩm. Mặc dù đã tăng cường lượng nhân viên phục vụ nhưng theo quan sát của chúng tôi vẫn không đủ để đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng. Thấy tôi hối thúc nhân viên cân hàng, bà Nguyễn Thị Mai – khách hàng Co.opmart xách túi môi trường xanh trên tay quay sang tôi nói: “Ráng đợi chút xíu đi cô, mua hàng ở đây cho an toàn”. Nói xong bà Mai đưa tay lấy túi thịt chị nhân viên vừa cân xong và bước tới lựa mớ rau mồng tơi được siêu thị đóng gói sẵn trên quầy kệ. Phần đông NTD hiện nay đến với siêu thị Co.opmart bởi theo họ ở đây hàng hóa có ghi rõ xuất xứ, thành phần, địa chỉ liên hệ...rất tiện lợi cho người mua trong việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Để có được “tiếng thơm” này, hệ thống Co.opmart luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc trong các khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa hàng đến tay NTD. Ngoài việc yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước, tại Co.opmart luôn có bộ phận giám sát và kiểm tra tem nhãn sản phẩm, date hàng, nhiệt độ tủ đông, tủ mát..., nhân viên được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo, tạp dề, găng tay, khẩu trang....nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho NTD.
Nếu như trước đây NTD khi bước vào siêu thị đều có sự tính toán trong việc phải chi trả thêm cho các dịch vụ hiện đại (máy lạnh, kho đông, thang cuốn...) thì nay họ đã cảm thấy thỏa đáng vì đổi lại sức khỏe của họ được đảm bảo, bữa cơm được an toàn. “Từ khi đọc được những thông tin trên báo, tôi và gia đình đều thay đổi thói quen khi mua hàng. Trước kia, khi đi mua sắm tôi chỉ chọn những sản phẩm giá rẻ mà không cần biết xuất xứ, thì nay từ quần áo, giày dép, túi xách đến các đồ gia dụng như xoong chảo, nồi niêu, thậm chí cả những bút chì, sáp màu cho các cháu...tôi đều xem có phải nhãn hiệu “made in Việt Nam” không rồi mới quyết định mua” – bà Nguyễn Thu Hưng (Yên Hòa, Hà Nội) chia sẻ.
Thế giới kêu gọi đẩy lùi hàng Trung Quốc
Không chỉ người tiêu dùng trong nước, vừa qua Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức chiến dịch truyền thông lớn khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi TQ để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đã và đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippine và cả tại châu Phi.
Cụ thể, Liên minh Châu Âu đã phát động chiến dịch chống hàng TQ với khẩu hiệu “Đừng để tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn". Chương trình đã cho ra mắt cuốn video hướng dẫn, kèm theo một loạt lời khuyên ví dụ như: Đừng mua đồ chơi không mang nhãn hiệu CE (của cộng đồng châu Âu), đừng tặng đồ chơi tháo rời cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì chúng có thể nhét vào miệng và đọc kỹ các ghi chú, cảnh báo khi sử dụng. Ông Antonio Tajani, Ủy viên châu Âu cho biết: “Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3mg”. Và đó chính là một trong những lý do để EU phát động chiến dịch chống hàng TQ lần này.
Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa TQ. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng TQ sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới".
Trong khi cả thế giới đều lên tiếng phản đối hàng TQ, thậm chí người dân TQ còn tẩy chay hàng của nước họ thì việc NTD Việt Nam tham gia nói không với các sản phẩm có xuất xứ từ TQ, sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường và giúp cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm để có hoạt động tiêu thụ tốt.
Mộng Thường - Song Anh
Cách nhận biết hàng trái cây - rau củ Trung Quốc
Do được dùng nhiều chất kích thích nên hầu hết nông sản TQ thường có kích thước đều tăm tắp với cùng một kích cỡ.
Mặt khác, vì phải tẩm hóa chất để giữ tươi lâu nên hầu hết hàng TQ đều láng bóng, thời gian trữ được rất lâu, có thể để ở nhiệt độ bình thường bên ngoài từ 3 - 7 ngày mà không bị hỏng. Cụ thể, bông cải (xúp lơ) Việt Nam thì thường còn nguyên lá, phần bông chia không đều (chỗ thưa chỗ dày); còn hàng TQ thì bị cắt hết phần cuống và lá, màu trắng phau, bông cuốn rất chặt.
Đối với mặt hàng trái cây
Táo: Quả táo TQ có sử dụng chất bảo quản thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi).
Chuối: Nên chọn nải chuối có lác đác những quả xanh, chín xen kẽ. Không nên chọn những nải chuối chín vàng đều, sờ thấy cứng, mẫu mã đẹp, cuống héo hoặc mốc.
Cam: Quả cam TQ rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do bị tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
Quýt: Quýt TQ vỏ dày, bị đánh bóng, quả thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô.
Hồng: Hồng có chất bảo quản thường có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu).
Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu trên thị trường (loại vàng vỏ, vàng ruột) là của TQ nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ bị nhũn.
Nhãn: Đầu cuống của nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi lạ lạ hăng hắc, mất mùi thơm tự nhiên, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên. Khi mua nhãn người tiêu dùng nên chọn những loại nhãn có cuống còn xanh, không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn… Khi ăn nhãn, tuyệt đối không được cho nhãn vào miệng cắn bởi vỏ nhãn có nhiều nấm, mốc và vi khuẩn, thậm chí có cả hóa chất bám trên bề mặt vỏ nhãn.
Đối với mặt hàng rau củ
Cà rốt TQ củ đỏ tươi, to đều, da láng bóng, phần lá bị cắt sạch; khác với cà rốt VN củ nhỏ, màu nhạt hơn, kích thước không đều nhau và còn nguyên phần cuống lá. Cũng giống như cà rốt, củ cải trắng TQ thường to, trắng muốt, chắc nịch, không có phần thân, lá; cải thìa, thân màu trắng đục, cọng to, lá xanh thẫm.
Bí đỏ TQ có hình bầu dục, điểm những sọc trắng dọc theo thân quả, khác hẳn bí đỏ hình tròn, dẹt của VN. Khoai tây TQ dài, dẹp, màu nhạt, da bóng, khác với khoai tây VN tròn, da ửng hồng. Cải bắp TQ tròn, lá cuốn chặt, cầm nặng tay; cà chua căng mọng, chín đều...
Mặt hàng rau, củ gia vị nhìn bằng mắt thường cũng dễ phân biệt. Tỏi TQ có củ và tép thường lớn, màu trắng, dễ lột vỏ hơn; tỏi VN có củ nhỏ, màu nâu tía. Hành tím TQ củ to, không có tép nhỏ bao quanh, màu đỏ nhạt. Gừng TQ cũng rất lớn, màu vàng óng, khác với gừng VN củ nhỏ, da sần sùi...
Vải Thiều (Bắc Giang)
Măng Cụt Lái Thiêu
Vú sữa Lò Rèn, Tiền Giang
Bưởi Năm Roi, Vĩnh Long
(nguồn: http://www.co-opmart.com.vn/print/nguoi-tieu-dung-tay-chay-hang-trung-quoc_687_0_1.html)
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
Hỏi và trả lời cho tiến trình khiếu kiện Trung Quốc của Philippine
BỘ NGOẠI GIAO PHILIPPINE
Hỏi và trả lời cho tiến trình khiếu kiện Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông nhằm đạt được một giải pháp hòa bình và lâu dài
Ngày 23 tháng 1 năm 2013
1. Tại sao chúng ta lại đưa chính phủ Trung Quốc ra tòa?
Đường hải giới 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra (trên biển Đông) thực tế đã chiếm toàn bộ vùng biển Tây Philippin. Chúng ta phải đấu tranh với đòi hỏi vô căn cứ này nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia và hải phận của chúng ta.
2.Tại sao cho đến bây giờ chúng ta phải làm việc này?
Chúng ta đã cố gắng làm tất cả các cách khác có thể nhưng vô hiệu. Đây là thời điểm phải làm như vậy. Nếu không, Trung Quốc sẽ mặc nhiên xem đường chín đoạn là được công nhận mặc định.
3. Điểm tựa mấu chốt cho các hành động pháp lý của chúng ta là gì?
Hành động pháp lý của chúng ta là tuân theo chỉ thị của Tổng Thống bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lãnh thổ và hải phận Philippine. Hoạt động này cũng tuân theo các luật lệ quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với vùng biển phía tây Philippine.
4. Chúng ta mong đợi điều gì từ phiên tòa này?
Chúng ta hy vọng rằng phiên tòa này sẽ ra quyết định tuân theo các điều luật quốc tế, làm cho Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của chúng ta và quyền thực thi pháp lý đối với các vùng đặc quyền kinh tế, các bãi đá ngầm, các vùng tiếp giáp và lãnh hải của chúng ta đối với vùng biển phía Tây Philippine, và chấm dứt các hoạt động phi pháp vi phạm các quyền của chúng ta.
5. Vậy quá trình của phiên tòa này diễn tiến như thế nào?
Theo phụ chương thứ VII của UNCLOS, quá trình khiếu kiện bắt đầu bằng cách thông báo cho bên bị khiếu kiện biết và gởi một công hàm thông báo sự việc.
Tiếp theo quá trình này, chính phủ Philippine thông qua Bộ Ngoại Giao đã chuyển phát ngôn của mình đến Đại sứ Trung Quốc ở Manila vào chiều ngày 22/1/2013 thông báo cho phía Trung Quốc biết rằng chính phủ Philippines đã gởi khiếu kiện về tranh chấp của vùng biển phía Tây Philippine đến một phiên tòa quốc tế theo các quy định của phụ chương VII của UNCLOS.
Bước tiếp theo là tòa án quốc tế sẽ thành lập 5 thành viên của Hội đồng trọng tài giải quyết khiếu kiện. Sau khi thành lập được Hội đồng trọng tài này, các bên liên quan sẽ nộp các chứng cứ pháp lý của họ để biện minh cho tranh chấp.
6. Có phải khiếu kiện là cách giải quyết duy nhất?
Chúng ta đã thử giải quyết thông qua 3 vòng bao gồm chính trị, ngoại giao và pháp lý. Tại thời điểm này, cách giải quyết bằng pháp lý cho thấy đây là một cách giải quyết khả thi và bền vững lâu dài nhằm bảo vệ lợi ích và lãnh thổ quốc gia dựa theo luật lệ quốc tế.
7. Ai sẽ nộp đơn khiếu kiện và nộp ở đâu?
Chính phủ Philippine nộp đơn khiếu kiện chính phủ Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Các bên sẽ phải tuân theo địa điểm được chỉ định để giải quyết tranh chấp.
Theo UNCLOS, các bên của khiếu kiện sẽ phải chọn 1 trong 2 nơi nộp đơn khiếu kiện của Tòa Án Quốc Tế (ITLOS): hoặc là trọng tài thông thường hoặc là trọng tài đặc biệt. Chính phủ Philippine chọn trọng tài thông thường cho trường hợp này vì tin rằng đây là bộ phận thích hợp để phân xử tranh chấp này.
8. Thời gian cho phân xử mất bao lâu?
Dựa theo các trường hợp được phân xử trước đây cho các trường hợp tranh cãi về hải phận, chúng tôi nghĩ thời gian phân xử cho tranh chấp này sẽ kéo dài 3 – 4 năm.
9. Chúng ta có cơ hội thắng không?
Chúng tôi tin rằng cơ hội thắng kiện khá cao dựa theo các điều luật quốc tế. Tuy nhiên, trong bất cứ vụ kiện nào cũng có nhiều yếu tố để xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể đưa trường hợp của chúng ta ra một tổ chức trọng tài quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh hải của chúng ta. Chúng ta tin luật pháp quốc tế rất công bằng.
10. Ai là thành viên của nhóm tham gia khiếu kiện của phía Philippine?
Tổng biện lý sự vụ Francis H. Jardeleza là đại diện pháp lý của chính phủ Philippine cho vụ kiện này. Ông Paul Reichler của công ty luật Foley Hoag ở Washington sẽ là trưởng nhóm cố vấn.
11. Tại sao các nước khác không nộp đơn kiện Trung Quốc?
Chính phủ Philippine có hành động này dựa trên lợi ích quốc gia của Philippine chứ không dựa trên việc có hay không có khiếu kiện của các nước khác.
12. Nếu Trung Quốc từ chối tham gia khiếu kiện thì sao?
Chính phủ Philippine sẽ tiếp tục các thủ tục và biện pháp tuân theo phụ chương VII của UNCLOS để đạt được kết luận của tòa án quốc tế.
Phụ chương VII của UNCLOS cho phép tiến trình cưỡng chế tham gia và bắt buộc quyết định.
13. Vậy bước tiếp theo của Chính phủ Philippine là gì?
Chính phủ Philippine đang chờ đợi sự thành lập của hội đồng trọng tài 5 thành viên và sẽ đồng ý với các bước tiếp theo của vụ kiện.
14. Bộ Ngoại Giao có được sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ khác không?
Có, cả 3 nhánh của Chính phủ Philippine hỗ trợ Tổng Thống quyết định đem vụ kiện này ra tòa án UNCLOS.
15. Vụ khiếu kiện này có ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế Philippin – Trung Quốc không?
Do tiến trình khiếu kiện diễn ra trên tinh thần hữu nghị và hòa bình, chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Tổng Thống Aquino và Chủ tịch Hu Jintao đã đồng ý rằng chương trình nghị sự song phương vẫn được tiếp diễn với các yếu tố còn tranh cãi được tách riêng ra để giải quyết riêng biệt.
Chúng ta làm hết sức để cải thiện mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng điều này không phải trả giá bằng sự từ bỏ chủ quyền quốc gia của chúng ta.
16. Nhưng vậy có ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch?
Philippine và Trung Quốc có mối quan hệ con người với con người khá gần gũi. Chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường mối quan hệ này hơn nữa bằng một kế hoạch phát triển du lịch hiệu quả.
17. Có ảnh hưởng gì đối với những người Philippine đang làm việc ở nước ngoài không?
Chính phủ Philippine sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các công dân Philippine đang làm việc ở nước ngoài.
18. Chính phủ Mỹ hay Nhật Bản có ảnh hưởng đến quyết định khiếu kiện lần này của chúng ta không?
Không liên quan. Người Philippines làm việc này độc lập.
19. Xin ông cho biết ý kiến của các tầng lớp xã hội Philippine như thế nào?
Cho đến nay có nhiều ý kiến về vụ kiện này, tuy nhiên, tất cả các công dân Philippine nên đoàn kết hỗ trợ Tổng Thống để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia.
20. Liệu vụ kiện này có dẫn đến xung đột quân sự?
Trung Quốc là người bạn tốt. Khiếu kiện lần này là một tiến trình hòa bình và hữu nghị giải quyết tranh chấp giữa những người bạn.
21. Mối quan hệ giữa Philippine và Trung Quốc sẽ như thế nào?
Chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực có thể hợp tác.
22. Điều này có ảnh hưởng gì đến các nước ASEAN?
Chúng ta đang mong đợi sự ủng hộ của các nước ASEAN nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình và lâu dài cho vụ tranh chấp này. Người Philippine phải bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong diễn đàn khu vực này cũng như trong các diễn đàn khác nhằm tăng cường sự tôn trọng và hỗ trợ của các đối tác quốc tế giúp chúng ta có thể thắng kiện.
23. Vậy việc thảo luận COC (Quy tắc ứng xử ở biển Đông) có được tiếp tục?
Có. Chính phủ Philippine sẽ tiếp tục làm việc với ASEAN và Trung Quốc để khắc họa Quy tắc ứng xử (trên biển Đông) (COC) thực thi cam kết của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
24. Tại sao chúng ta không tham gia cùng khai thác vùng biển này với Trung Quốc?
Cùng khai thác, theo cách của Trung Quốc là vi phạm Hiến pháp Philippine. Cùng khai thác phải phù hợp với luật pháp Philippine.
25. Vụ kiện này có ảnh hưởng đến đời sống người dân Philippine không?
Không ai có thể nói cái giá về sự cố gắng phối hợp của người dân và chính phủ Philippine trong việc đấu tranh bảo vệ tài sản của tổ tiên, lãnh thổ, lợi ích quốc gia và danh dự quốc gia.
26. Tại sao người Philippine cần ủng hộ vụ kiện này?
Nếu có người nào đó cố tình xâm nhập vào nhà bạn và tìm cách cướp đi những tài sản của bạn, bạn có hành động gì chống lại người đó không? Hành động của chúng ta là để bảo vệ chủ quyền và lãnh hải của chúng ta.
27. Bằng cách nào để tất cả các công dân Philippine có thể tham gia giúp làm tăng khả năng thắng vụ kiện này?
Tất cả công dân Philippine nên đứng cùng Tổng Thống để bảo vệ những gì của chúng ta được quy định trong Hiến Pháp Philippine. Chúng ta cùng nhau thể hiện rõ lòng yêu nước. Chúng ta cùng đoàn kết trước toàn thế giới ủng hộ sự lãnh đạo của Tổng Thống đối với vụ kiện này.
Hết
(longan dịch từ trang web Bộ Ngoại Giao Philippine)
Ảnh độc
Có khẩu trang cũng chết!
Tình yêu của chủ trại gà
Lời dặn cho các anh em
Hồi nhỏ má em không cho em mua!
Khỏa thân vì môi trường
Khỏa thân vì .... cái gì cũng được
Kệ nó! Xuống dưới rồi tính!
Ai biểu không chịu tin!
Mua 1 tặng 1
Che cho bạn, đừng nghĩ bậy!
Nếu là chim ...
Đèn hư
Sẳn sàng cho mượn xe nè!
Hiểu bò
Thư giãn
Nông thôn ra thành thị
Dễ nhớ!
Ngày xưa
Tình cảm là chính, tiền bạc là mười!
Có kinh nghiệm!
Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng chụp hình cũng xinh!
Các anh đừng nghĩ bậy nhé!
Ví đây đổi phận làm trai được ...
Đừng giỡn với tử thần!
Chu đáo!
Tao sợ mày hả?!!
Đàn gãi tai trâu!
Alô ...... Ở Sài Gòn nóng hơn dưới quê mình nhiều lắm anh à!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)