Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Biển Đông dậy sóng và hành động của chúng ta

Gần đây Biển Đông dậy sóng, cùng với sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc sau một thời kỳ dài tích lũy thành công về kinh tế và kèm theo đó là quân sự. Cái đất nước hiếu chiến được sinh tồn dựa trên triết lý "Nhất thống thiên hạ" ấy sẽ không bao giờ dừng lại. Nếu có đủ nguồn lực để thực hiện dã tâm, có lẽ dân Trung Quốc chỉ chịu dừng lại khi họ nhất thống toàn bộ địa cầu. Nói có vẻ hơi hoang đường, nhưng cái đó phản ánh đúng bản chất của người Trung Quốc.

Phân tích và ước đoán về các chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không khó. Hầu hết các dự đoán anh đưa ra từ rất lâu về các bước đi của Trung Quốc đều đã thành hiện thực. Có thể tìm thấy chúng ở đây, ngay tại Blog này và nhiều bài viết rải rác trên net mà hiện chúng tồn tại ở đâu chính anh cũng đéo biết. Hơn bất cứ dân tộc nào, người Việt Nam, với tư cách một dân tộc phải đánh trả những đợt tấn công xâm lược của người Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, hiểu hơn bất cứ ai về bản chất của dân Trung Hoa.

Không nên lừa phỉnh nhau dân Trung Hoa phần lớn ưa hòa bình, dã tâm xâm lược chỉ ở một số chóp bu cai trị. Dân tộc nào sẽ dựng lên chính quyền đó, nhất là khi Trung Quốc có truyền thống tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau và xâm lược ra bên ngoài trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, cái triết lý làm người cốt lõi của dân Trung Quốc, được nhồi nhét trong đầu ngay khi mới sinh ra, là tư tưởng "Nhất thống thiên hạ".

Họ sẽ đánh nhau, sẽ xâm lược bất cứ ai, miễn là họ đủ mạnh để làm điều đó.

Trái với lẽ thường, anh Lãng không góp lời về các sự kiện đang diễn ra. Đơn giản bởi anh không muốn làm một việc thừa. Sự quan tâm của người Việt Nam hiện nay đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đã đạt tới tầm mức mà anh Lãng hài lòng. Và hơn thế, các động thái gần đây của chính phủ Việt Nam, tuy muộn màng, nhưng đúng đắn. Anh ủng hộ các phản ứng đó một cách âm thầm. Nhận xét từ lâu của anh về chính thể này vẫn là: "Một chính thể tham nhũng, nhưng ái quốc". Chính vì thế, anh giữ im lặng về những sự kiện sôi động đang diễn ra gần đây, bởi góp thêm lời, chỉ là một việc thừa.

Nhận định của anh về nhân vật Nguyễn Chí Vịnh, kể từ khi ông ta bước ra khỏi bóng tối quyền lực, đến giờ cũng đã được minh chứng phần nào bằng thực tế. Có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới đạt tới tiêu chuẩn văn minh, nhưng những lúc nước sôi lửa bỏng, cũng là lúc mà lợi ích cá nhân phần nào được gác lại và những giá trị cao cả hơn được dịp lên ngôi.

Con đường để chống lại dã tâm xâm lăng của Trung Quốc, không nằm ngoài những gì anh Lãng đã từng vạch ra. Vì tuổi già, sức yếu lại thêm bệnh lười nên anh dí dái thèm gõ lại.

Chúng ta đang đứng ở một kỷ nguyên đầy thử thách, khi số phận dân tộc đang được cân đo. Bất cứ một nỗ lực nào của Việt Nam ngày hôm nay, sẽ quyết định vận mệnh dân tộc trong ngày mai. Tương quan sức mạnh Việt Nam - Trung Quốc là khoảng cách có tính thế hệ, nhưng khi đặt tương quan ấy trong bối cảnh phức tạp của thế giới ngày nay, khoảng cách không còn quá đáng sợ, và cốt yếu hơn, nếu đặt tương quan ấy trước lịch sử đề kháng ngoại xâm trải qua vài chục thế kỷ của người Việt, thì sự chênh lệch ấy không còn là điều mà một dân tộc có lịch sử hiển hách đáng phải cúi đầu. Nếu lịch sử của Trung Quốc là lịch sử xâm lăng, thì chính dân tộc Việt Nam, lại ghi dấu ấn của mình bằng những trang sử chống ngoại xâm oanh liệt.

Cố nhiên, giữ đất nước có thể bằng sức mạnh, nhưng hơn hết vẫn phải bằng cái đầu, và cái đầu ấy phải là một cái đầu lạnh nhưng đầy nhiệt huyết. Trung Quốc sẽ bị chặn lại khi mọi dã tâm của nó phơi bày và buộc thế giới phải nhìn nó với đầy sự e dè.

Trung Quốc ngày một hung hăng hơn khi nó mạnh lên, điều đó đã được tính toán trước, nhưng đó cũng chính là lúc nó dễ phạm sai lầm. Trên thực tế Trung Quốc đang phạm nhiều sai lầm chiến lược thay vì thành công trên con đường thực hiện dã tâm xâm lăng xuống phía nam của nó.

Hơn thế, Trung Quốc không quá đáng sợ như người ta vẫn tưởng. Đành rằng TQ là một cường quốc hạt nhân, nhưng chắc chắn nó không thể sử dụng vũ khí đánh ai. Những năm 60, khi Liên Xô, bấy giờ đang gần đạt tới đỉnh cao quyền lực, dự định tấn công một loạt thành phố của Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử, chính Mỹ đã chặn Liên Xô lại với lời đe dọa: "Nếu LX đơn phương dùng vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ tấn công đồng loạt 162 thành phố của Liên Xô". Lúc bấy giờ quan hệ Mỹ - Xô - Trung đang là ba cực của mối thâm thù, khi Mỹ Xô đang trong cuộc chiến tranh lạnh ác liệt, và Mỹ vừa choảng nhau chí chết với Trung Quốc ở Triều Tiên. Mỹ chặn Liên Xô không phải vì ưa gì Trung Quốc, chỉ đơn giản cái đất nước ấy không thể chấp nhận nổi việc một quốc gia hạt nhân khác đơn phương dùng đến vũ khí hạt nhân, bởi hôm nay của người khác có thể chính là ngày mai của họ. Với tương quan thế giới ngày nay, có thể nói TQ chẳng thể dọa gì ai với kho hạch tâm còn rất nghèo nàn của nó.

Trung Quốc rất mạnh, với năng lực sản xuất đáng gờm, xuất siêu với hàng loạt quốc gia và vững bước trở thành quốc gia dẫn đầu quy mô GDP trong ít năm tới. Thế nhưng chính đó cũng là điểm yếu chí mạng của TQ, khi nó phụ thuộc quá lớn vào các nguồn tài nguyên bên ngoài. Eo biển Mallaca, sẽ vẫn là một yếu điểm chí mạng của TQ trong ít nhất vài chục năm tới. Mà thật không may, lãnh thổ Việt Nam với bờ biển dài bao trọn biển Đông, với các căn cứ không hải quân ở phần cực Nam lãnh thổ, vốn nằm ngoài tầm với của Không - Hải quân TQ,  lại có khả năng khóa chặt eo Mallacca nếu thực sự bị đẩy đến bước đường cùng. Sẽ thế nào nếu toàn bộ đường vận tải dầu khí và hàng hóa của TQ bị chặn lại khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra? Đất nước to lớn ấy chắc chắn sẽ cạn kiệt dầu trong không quá 6 tháng đánh nhau, và bước đến giai đoạn suy tàn. Một cuộc chiến với Việt Nam, dù là với bất cứ đối thủ nào, đều sẽ phải kéo dài tới vài thập kỷ, Mỹ, Pháp hiểu điều này hơn bất cứ ai, và Trung Quốc thì lại càng hiểu hơn bất cứ ai trong số đó.

Hơn nữa, cái logic rất đơn thuần với các nước xung quanh tại Đông Nam Á: Những gì TQ làm với Việt Nam ngày hôm nay, sẽ là ngày mai đối với họ một khi TQ giải quyết xong câu chuyện Việt Nam. Thậm chí điều này đúng với mọi cường quốc khác trong khu vực gồm Nhật Bản, Ấn Độ và vị trí thống trị của Hoa Kỳ. Ai cũng nhìn thấy một logic tất yếu, giúp Việt Nam trụ vững cũng là giúp chính họ. Chúng ta không lo thiếu bạn khi có quá nhiều giá trị chung để chia sẻ.

Hơn bất cứ lúc nào, người Việt Nam cần xiết chặt tay nhau trước hiểm họa chủ quyền, chiến tranh rất khó xảy ra bởi cầm quyền ở Trung Quốc là một đám con bò nhưng cũng đầy nham hiểm, có thể ngu hơn anh Lãng nhưng sự đê tiện chắc chắn nhiều hơn. Đây chính là lúc các ván bài tổng hợp cần được phát huy, mà sự quật cường dân tộc đóng một vai trò không nhỏ. Chiến tranh chắc chắn không xảy ra, nếu người Việt Nam đòan kết, có đủ dũng khí chấp nhận nó và có đủ sức mạnh để lao vào cái địa ngục ấy.

Nguy nan cũng chính là cơ hội. Thật ra đây lại chính là lúc anh Lãng nhìn thấy thời cơ để Việt Nam thoát khỏi vũng lầy. Thể chế chắc chắn sẽ có sự tinh lọc vì đơn giản là vận mệnh dân tộc đang thực sự bị đe dọa. Anh tò mò quan sát và nhận định rằng xã hội ắt hẳn sẽ có nhiều thay đổi.

(blog Tacke)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Tóm tắt sơ lược về chiến tranh biên giới Việt Trung từ: 17-2-1979 đến đầu năm 1990, hay còn gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần 3

Có một nhà văn Nga đã nói: "Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh", và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật thì thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).

Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.

Nguyên nhân và hoàn cảnh:

Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô. Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô. Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc. Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc. Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.

Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công hòng chiếm đảo Damanski (Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên phòng của Liên Xô thiệt mạng. Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.

Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn. Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.

Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam. Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12 ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam, họ đào lên lấy ra dùng.

Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Geneve, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà (nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây (nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).

Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc. Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc. Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.

Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận. Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực.

Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng", viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành. Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.

Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979. Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.

Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương (chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam. Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội. Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3.000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.

Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng, làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.

Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện: Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977, 1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết. Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc. Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.

Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á. Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ. Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực. Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON (khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới: Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu, bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.

Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM. Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60, 70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.

Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới. Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa. Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.

Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979. Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.

Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shihanuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học". Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.

Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn. Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch: "Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tại Huế và ăn tối tại Sài Gòn".

Diễn biến:

Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy (từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng. Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng. Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này. Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu. Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.

Ác liệt nhất là trận đánh với Sư đoàn 3 Sao Vàng của Việt Nam tại hướng Lạng Sơn, với quân số đông vượt trội, cùng với sự bất ngờ và chiến thuật biển người thường áp dụng, Trung Quốc cũng chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng tổn thất lớn đến mức ngoài dự kiến. Cũng giống như các cuộc xâm lược phi nghĩa khác, quân Trung Quốc cũng gây ra rất nhiều các tội ác chiến tranh, thảm sát thường dân, hãm hiếp, giết chóc phụ nữ trẻ em. Điển hình như vụ quân Trung Quốc dùng dao chặt tay chân hơn 40 phụ nữ trẻ em tại xã Tổng Chúp, tỉnh Cao Bằng rồi vứt ra bờ suối, quẳng xuống giếng.

Với lợi thế quen thuộc địa hình và kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm đã thành truyền thống, các lực lượng địa phương quân và du kích Việt Nam đã gây cho phía Trung Quốc những tổn thất rất lớn khiến chúng không tràn xuống được vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ hướng Lạng Sơn.

Đồng minh Liên Xô cũng có những hành động hết sức kịp thời: Hạm đội Thái Bình Dương lập tức phong toả bảo vệ toàn bờ biển Việt Nam, 40 sư đoàn Hồng quân Liên Xô áp sát biên giới Xô-Trung, các máy bay vận tải A-26 bay liên tục từ Nam ra Bắc để chuyển các sư đoàn thuộc quân khu 3 và 4 đang chiến đấu tại Campuchia ra Hà Nội để tiến chiếm các mục tiêu đang trong tay Trung Quốc. Lệnh tổng động viên được ban bố, khắp Hà Nội các hào chiến đấu, hầm chống bom được đào nhanh chóng. Phòng tuyến sông Cầu chốt chặn thị xã Bắc Giang được gấp rút xây cất bởi Quân Đoàn 1, chờ đợi tặng cho bọn xâm lược Trung Quốc những quả đấm thép nếu chúng dám tràn xuống đồng bằng để đánh chiếm Hà Nội.

Với những tổn thất to lớn do quân số trang bị kém, ít kinh nghiệm chiến đấu, phương án tác chiến đạt hiệu quả thấp trong địa hình đồi núi, cộng với sức ép từ biên giới Xô-Trung và từ cộng đồng quốc tế, ngày 5-3 , Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân. Các đơn vị quân chính quy của Việt Nam được tiếp vận từ Campuchia lên hoàn toàn chưa kịp tham chiến.

Đến 16-3, Trung Quốc đã gần như hoàn toàn rút khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam. Tuy vẫn chiếm một số cao điểm sát biên giới để leo thang các cuộc tấn công sau này.

Cuộc chiến chớp nhoáng gần 1 tháng này do Trung Quốc châm ngòi và phát động để "dạy cho Việt Nam một bài học" đã mạng lại cho Trung Quốc thiệt hại nặng về quân số. Theo một số tài liệu phương Tây, Trung Quốc có thể đã mất đến 45.000 quân chỉ trong 1 tháng chiến sự. Theo phía Việt Nam ước tính thì Trung Quốc có thể đã mất 30.000 quân, số bị thương cũng khoảng 30.000, 300 xe tăng T-55 của Trung Quốc bị bắn cháy. Không có sự tham gia của không quân và hải quân của cả hai phía.

Quân Trung Quốc rút về nước nhưng đó cũng mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc chiến biên giới dai dẳng, âm ỉ kéo dài suốt từ đó đến tận đầu năm 1990 mới thực sự chấm dứt. Cùng với việc rút đi và phá hủy đến mức hoang tàn tất cả những gì do bàn tay con người làm nên tại các tỉnh biên giới, Trung Quốc còn để lại vô số các bãi mìn sát thương, bỏ thuốc độc xuống nhiều giếng nước, đập nát hoặc xê dịch hầu như tất cả các cột mốc biên giới có từ thời Pháp-Thanh về phía Việt Nam. Tại chiến trường Campuchia thì các cuộc đánh phá du kích lẻ tẻ của Khmer Đỏ do Trung Quốc trợ giúp cũng gây cho bộ đội Việt Nam rất nhiều thương vong. Theo số liệu của ông Bùi Tín thì khoảng 52.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh trong tròn 10 năm quân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Campuchia. Số bị thương lên đến hơn 200.000, chủ yếu là do mìn sát thương do Trung Quốc cung cấp cho tàn quân Khmer Đỏ.

Song song với việc chiếm giữ các điểm cao trên nằm sát biên giới Việt Nam đã làm cho tình hình biên giới Việt-Trung không ngày nào là ngớt tiếng súng, các vụ xung đột lẻ tẻ, thả biệt kích gián điệp, khiêu khích bộ đội biên phòng Việt Nam, xê dịch cột mốc biên giới hàng đêm, bất ngờ bắn pháo vào các làng mạc thị trấn biên giới của Việt Nam vẫn nổ ra liên tục. Nhận thấy sự yếu kém và kĩ thuật tác chiến lạc hậu sau cuộc chiến mở màn năm 1979, Đặng Tiểu Bình quyết định hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, các sĩ quan được gửi đi Mỹ huấn luyện, hệ thống ra đa định vị phát hiện pháo binh được nâng cấp ... Chính điều này đã làm cho Việt Nam đổ thêm nhiều xương máu trong những năm còn lại.

Những tháng giữa năm 1984 cho đến năm 1985, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm dữ dội các cao điểm (mỏm núi) suốt dọc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.Ác liệt nhất là trận đánh cao điểm 1509 mà phía Trung Quốc gọi là núi Lão Sơn (Lao Shan) tháng 4 năm 1984. Đây là một cao điểm rất quan trọng vì từ đó nhìn ra bao quát được tất cả các vùng xung quanh đến tận thị xã Hà Giang. Sau khi bị Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn bất ngờ đánh chiếm, Việt Nam đã điều động quân tái chiếm lại nhưng riêng tại cao điểm 1509, thiệt hại to lớn nhất nhưng lại không thành công. Có đến khoảng gần 2000 liệt sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đã bỏ mình dưới chân cao điểm 1509 và các cao điểm lân cận trong mùa hè năm 1984 cho đến năm 1985.

Ngoài biển khơi cũng không im tiếng súng, sau khi đổ quân chiếm một số bãi đã không người thuộc khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988, giữa tháng 3 năm đó, 4 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vô cớ đồng loạt tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang canh giữ 3 bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin, Len đao, bắn chìm 2 tàu vận tải, phá huỷ nặng nề tàu còn lại. Hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã hi sinh chỉ trong ngày hôm đó. Bãi đã Gạc Ma bị mất vào tay Trung Quốc. Đến đầu năm 1990, tình hình tại biên giới Việt-Trung mới chính thức im tiếng súng.

Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn cuối, với việc Liên Xô tan rã, đồng thời Việt Nam rút hết 200.000 quân khỏi Campuchia năm 1989 sau khi Khmer Đỏ đã tan rã hoàn toàn. Đất nước Campuchia với sự trợ giúp của những người lính Hồng quân Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam, đã thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo không kém gì các KZ của phát xít Đức.

Quan hệ Việt-Trung chính thức trở lại bình thường năm 1992 với cuộc gặp gỡ của đại tướng Lê Đức Anh với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

Vì những lí do địa chính trị rất tế nhị nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3 này hầu như không được nhắc tới trong sách vở và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Rất nhiều chiến công và tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam do vậy cũng phải vì nghiệp chung của đất nước mà phải đi vào quên lãng. Như chiến công của tiểu đoàn đặc công 45, đã luồn sâu vào tận tỉnh Côn Minh của Trung Quốc để quấy phá đường tiếp vận của địch, hay một nữ dân quân du kích của ta chỉ cần một khẩu AK47 nhưng đã tiêu diệt nhiều lính lái xe tăng Trung Quốc qua lỗ châu mai trong từng khúc cua, trước khi bị bọn chúng bao vây lùng bắt và giết hại ...

Công hàm Phạm Văn Đồng

Lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm thứ Tư 20/07/2011 đăng bài 'Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam'. Tờ báo này nói ngay từ đầu bài, rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó".

Lâu nay, các kênh chính thống của Trung Quốc bao gồm cả báo chí và truyền thông đã không ít lần nhắc tới bản Công hàm 1958, trong đó ông Phạm Văn Đồng viết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 'ghi nhận và tán thành' tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý'; đồng thời sẽ "chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển".

Tuy nhiên, bài báo Đại Đoàn Kết phân tích nội dung công hàm này không có nghĩa ông thủ tướng Việt Nam DCCH lúc đó công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà việc mà báo này gọi là "giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ (Trung Quốc)".

Bối cảnh 'phức tạp và cấp bách'

Bài viết của Nhóm Phóng viên Biển Đông trên tờ Đại Đoàn kết phân tích về bối cảnh của bản Công hàm 1958 là thời điểm "có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan".

Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là "đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp", tức "chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý".

Bản Công hàm 1958 được giải thích chỉ có tính chất ngoại giao

Bài báo viết: "Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Các phóng viên cũng phân tích rằng trong lúc đó, về phương diện pháp lý, nước Việt Nam DCCH "không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Thực tế trước năm 1975, các bên tranh chấp đối với hai quần đảo này là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines, chứ không có miền Bắc Việt Nam. "Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam DCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp."

Nhóm phóng viên kết luận: ""Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi."

Họ cũng đưa ra một nhận xét trực diện là: "Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc".

Lời lẽ và ngôn từ như trên ít thấy trên báo Việt Nam. Mới đây, cũng báo Đại Đoàn Kết đăng bài đả phá báo chí Trung Quốc 'hăm dọa dân tộc'.

Một thời gian nay đã có nhiều kiến nghị của giới trí thức và người dân Việt Nam yêu cầu được cung cấp thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong liên quan tới các quần đảo ở Biển Đông. Dư luận cũng đòi hỏi được giải thích về bản Công hàm 1958.

Đây là lần đầu tiên trên kênh thông tin chính thức, Công hàm 1958 được mang ra phân tích cặn kẽ.

Vietnam missile range

Tin BBC: Trung Quốc xác nhận bắn hạ vệ tinh

Trung Quốc xác nhận thực hiện vụ thử hỏa tiễn bắn trúng vệ tinh, hành động làm cho cộng đồng quốc tế quan ngại.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liu Jianchao nói có tiến hành vụ thử hỏa tiễn tuy nhiên nói thêm Trung Quốc cam kết "dùng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình".
Hoa Kỳ đưa ra thông tin tuần trước nói rằng Trung Quốc đã dùng tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất để phá hủy một vệ tinh thời tiết.
Đây là vụ thử bắn chặn mục tiêu trên không gian đầu tiên sau hơn 20 năm.
Trước thứ Ba 23/1 Trung Quốc đã không xác nhận, hoặc từ chối tin đưa về vụ thử hỏa tiễn.
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nói rằng ngày 11 tháng Giêng vừa qua một hỏa tiễn của Trung Quốc đã bắn trúng một vệ tinh dự báo thời tiết ở cách trái đất 850km.
Phía Mỹ nói qua vụ thử nghiệm này Trung Quốc cho thế giới thấy họ đang nhắm đến các mục tiêu ngoài trái đất, với ý đồ hoàn thiện kỹ thuật hỏa tiễn dùng vào việc bắn hạ các vệ tinh dân dụng cũng như quân sự trong không gian.
Lập tức các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật, và Úc đã ra tuyên bố phản đối. Canberra triệu đại sứ Trung Quốc tại Úc, bà Fu Ying, đưa yêu cầu đòi Bắc Kinh giải trình hành động.
Một cường quốc vũ trụ khác, nước Nga, tỏ ý nghi ngờ về vụ thử hỏa tiễn. Nga cho rằng đây chỉ là tin đồn và nếu có thử gì đi nữa, hỏa tiễn của Trung Quốc không có khả năng diệt hạ vệ tinh, hay hỏa tiễn khác trên không gian.
Mục tiêu
Mục tiêu bị phá hủy là một vệ tinh thời tiết của Trung Quốc quỹ đạo quanh trái đất với độ cao khoảng 800 cây số. Vệ tinh này đã hết thời hạn sử dụng. Nên dễ hiểu là phía Trung Quốc có trong tay các thông số về độ cao, vận tốc, và vĩ độ của vệ tinh này.
Cả Nga và Mỹ đều đã ngưng các vụ thử hỏa tiễn bắn hỏa tiễn trong không gian vì rủi ro quá lớn do xác hỏa tiễn gây ra đối với các loại vệ tinh khác, hay các nhà du hành vũ trụ. Số liệu do các nhà khoa học Mỹ công bố nói vụ thử vừa rồi của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 800 mảnh vỡ lớn hơn 10cm và 40.000 mảnh vụn đường kính trong khoảng từ 1cm đến 10cm.
Mỹ tiến hành vụ thử (thành công) cuối cùng năm 1985 trong chương trình "chiến tranh giữa các vì sao" khi hỏa tiễn Mỹ bắn trúng vệ tinh có tên là Solwin. Gần đây Mỹ đã chuyển sang kỹ thuật mới, có tên "vũ khí dùng năng lượng trực tiếp" khi dùng tia laser trên không gian để làm liệt vệ tinh.
Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc đã dùng tên lửa đạn đạo loại KT-1, được phóng lên và điều khiển từ mặt đất. Một khi đã nằm trong quỹ đạo ổn định, tên lửa này tìm mục tiêu qua hệ thống ra đa được cài đặt bên trong, và nhiều khả năng dùng bộ cảm ứng tia hồng ngoại để nhắm đến mục tiêu.
Ý đồ
Vệ tinh thời tiết bị phá hủy nằm trong nhóm vệ tinh với quỹ đạo bay gần trái đất. Được biết các vệ tinh do thám, tình báo nằm trong nhóm này.
Cao hơn một chút, nằm trong quỹ đạo trung bình, cách trái đất khoảng 20.000 km, là nhóm vệ tinh định vị toàn cầu - GPS.
Đặc tính của các vệ tinh GPS là khi nằm trong quỹ đạo, chúng tiêu thụ ít năng lượng, và với tầm cao đạt được, người ta chỉ cần phóng ba vệ tinh là có thể cung cấp đủ độ bao phủ về dịch vụ cho toàn bộ trái đất.
Chuyên gia quân sự phương Tây nhận mạnh trong chiến tranh thông minh, các vệ tinh GPS có vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng là người dẫn đường cho tên lửa cruise nhắm đến mục tiêu. Cạnh đó một số vệ tinh ở tầm cao này có chức năng truyền tải thông tin băng tần rộng (broadband communications).
Và đối với các cuộc chiến thời hiện đại vệ tinh GPS cùng vệ tinh thông tin vừa là át chủ bài, vừa là điểm yếu của quân đội tham chiến. Điểm yếu là nếu như đối phương tìm cách khống chế hoặc bắn hạ các vệ tinh này coi như không có tên lửa cruise bắn mục tiêu với độ chính xác 10m như người ta thấy trong chiến tranh vùng Balkan, và Iraq gần đây. Trong chiến dịch "Iraqi Freedom" 83 phần trăm thông tin giữa các lực lượng liên quân được truyền qua vệ tinh GPS.
Và cuộc bắn thử ngày 11/1 vừa qua, dù chỉ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn, người ta tin là Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa đường dài, KT-2 và KT-3, mang theo nhiên liệu đẩy dự trữ có khả năng nhắm đến các mục tiêu ở tầm cao hơn, như các vệ tinh GPS, hay thông tin liên lạc.

Tin BBC
Theo Fox của Hoa Kỳ lịch sử xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có năm 1988. Phía Trung Quốc đã bị thiệt hại ít hơn Việt Nam, nhưng cũng được coi là một chiến thắng của họ. Với Hải quân Trung Quốc hiện nay họ mạnh hơn tất cả mọi thời đại trước đó. Nhưng nếu chiến sự xảy ra trong năm 2012 thì họ khó có thể dành được một chiến thắng nhanh chóng như trong thế kỷ 20 trước đó. Đó là lực lượng Trung Quốc phải đối mặt với tàu ngầm của Việt Nam, đối mặt với các vũ khí phòng vệ từ trong bờ của Việt Nam, lực lượng không quân hùng hậu được trang bị tên lửa diệt hạm… Nếu xung đột càng kéo dài khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ mất biển Đông.

Theo nhiều nguồn tin quân sự không chính thức, Việt Nam đang xây dựng một căn cứ quân sự liên hợp dưới lòng đất ở miền Bắc được che chở bởi những dãy núi phía trên. Nếu có chiến sự xảy ra, đối phương không thể phá hủy các căn cứ này bằng không lực theo kiểu NATO đánh I-Rắc hay Libya. Các chiến đấu cơ Việt Nam trong tương lai sẽ xuất kích từ lòng đất.

Truyện kể về cuộc chiến Việt Nam - Trung Quốc

Truyện kể về cuộc chiến Việt Nam - Trung Quốc (1984) của tác giả Cao Sơn

Xúc động quá kể không biết có đầu có đũa không
Ngày đấy em thuộc Tiểu đoàn 5, trung đoàn 692 (đoàn Thanh Xuyên, đơn vị trước đây của Lê Đình Trinh), sư đoàn 301, Quân khu TĐ lên tăng cường cho mặt trận. Lên đến Bắc Quang, cách thị xã HG khoảng 80km thì lính đào ngũ hơn nửa. Sợ quá các bác ạ. Em thì lúc đấy 17 tuổi, bẻ gẫy sừng trâu nên còn máu. Từ thị xã HG, rẽ phải đi lên cổng trời Quản Bạ. Đây gọi là cửa tử vì pháo TQ suốt ngày giã cua. Bọn em hành quân bộ. Chập tối, cả đơn vị dừng chân nghỉ ăn cơm. Cơm xong, em với thằng Toản cầm găng gô xuống suối múc nước lên đun pha trà. Đột nhiên có nhiều tiếng nổ dữ dội. TQ pháo kích đấy. Đất đá bay rào rào. Em với thằng Toản ngã dúi ngã dụi. Sợ không thở được. 15 phút thì pháo dứt, Toản nằm cạnh em không nhúc nhích. Em lay nó dậy, nó không núc nhich. Nó đi rồi các bác ạ.
Sau đó, em ở trên ấy 6 tháng. Bọn em tiếp quản của đặc công. Nếu em không nhầm thì đấy lính của M113. Địa hình điểm cao đấy rất buồn cười. Phía bên TQ thì rất dốc và có nhiều vật cản, phía bên ta thì thoai thoải và trống trơn. Chính vì vậy, bên kia mới tổ chức đánh theo phân đội 3 người. Đánh kiểu đó, bộ binh ta khóc thét vì địa hình trống trải.
Trong kỹ thuật QS, mỗi nước có môt lực lượng dọn chiến trường riêng của mình. Mỹ lấy không quân làm lực lượng dọn chiến trường. Liên xô lấy tên lửa. TQ thì dùng pháo binh. Chính vì vây, chiến thuật của chúng nó là rót pháo. Cấp tập, dồn dập vào những vị trí chúng cho là trọng yếu. Khoảng 30 phút sau khi pháo bắn, bộ binh mới xông trận. Đó là lý do tại sao bọn Tàu khoái chơi pháo thế. Những chuyện thêu dệt là pháo tầu bắn giỏi đến mức đạn chui vào nòng pháo ta là phét lác. Khi pháo bắn, trinh sát pháo phải nằm trong trận địa pháo để báo về hiệu chỉnh. Có khi pháo dập luôn cả vào vị trí đang ẩn nấp.
Sau trận pháo đầu tiên. Em đã hiểu thế nào là chiến trường. Bọn em thu dọn đồ đạc nhanh chóng và hành quân tiếp.
Khi lên đến chốt. Thật kỳ lạ. Bọn em vừa qua 3 tháng huấn luyện bản lề, quân lệnh như sơn, tóc tai quần áo chỉnh tề. Nhưng trên này, lính chốt trông như người rừng. Họ thực hiện 3 không:
1. Không mặc quần áo mới ( chỉ người chết mới thay quần áo mới)
2. Không cắt tóc cạo râu( Sợ vận đen)
3. Không bắt tay và chào tạm biệt (sợ tạm biệt rồi mãi mãi không về)
Bọn em nhanh chóng vào hầm. Gọi là hầm cho oai, pháo dập trúng thì 10 hầm như thế cũng không tránh nổi. Em cùng hầm với thằng Chính. Thằng này quê Hải hưng, nói ngọng, núc nào cũng mơ ước được ăn nòng nợn.
Thằng Chính lên đây 3 tháng, nó đánh 5 trận rồi. Em hỏi nó có sợ không. Nó bảo trận đầu sợ đ... bắn được. Nằm dưới hầm, thò súng lên trời kéo một băng.
Thằng Chính cùng hầm hơn em 3 tuổi đời. Nó nhập ngũ trước em 3 năm. Đúng ra, giờ này nó phải ở quê cày ruộng rồi mới phải. Nó bảo, hôm đó, chúng nó đã được ra quân. Đơn vị cách nhà ga 15 km đi bộ. Một số thằng cầm được quyết định là về ngay. Một số còn lưu luyến anh em, ở lại đêm cuối với anh em, mai đi sớm ra ga. Chính cũng vậy, 3 năm ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với nhau, còn một đêm hàn huyên, nên nó ở lại. Không ngờ, đêm hôm đó, bọn Tàu giở chứng. Toàn đơn vị được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ. Những cậu nào về từ chiều thì thôi, cậu nào còn ở lại thì phải ở lại để chiến đấu. Vậy là nó phải ở lại và hôm nay đang ngồi với em trong hầm chữ A, bên kia là đất Tầu.
Em là lính mới, nhiều cái bỡ ngỡ chưa biết, Chính phải chỉ bảo từng ly từng tý. Chẳng hạn như là, ra khỏi hầm phải đội cái nồi cơm điện nặng 1,4kg. Đầu em thì nhỏ, đội vào cứ lủng là lủng lẳng. Em nghĩ chẳng cần mảnh đạn mảnh pháo, chỉ cần hòn đá rơi vào cái mũ sắt này em cũng lộng óc mà chết.
Đầu hầm luôn đặt một khẩo cối cá nhân 60 và 2 hòm đạn đã nhồi liều phóng. Chính bảo em tranh thủ mà ngủ, ngủ được lúc nào là ngủ ngay. Bọn Tàu nó đánh không kể giờ đâu. Chính kiểm tra lại cơ số đạn, kéo cơ bẩm, khoá an toàn, đặt súng xuống rồi nằm ôm. Một lát thì thấy nó gáy như sấm.
Em ra khỏi hầm, nhìn ngó các hầm xung quanh. Các hầm được nối với nhau bằng giao thông hào. Em chạy qua mấy hầm chơi, tìm mấy thằng cùng đơn vị. Có mấy thằng đang khóc tu tu. Em cũng hơi hãi nhưng không đến mức ấy. Đại đội trưởng nhắn em về hầm. Giọng nói ông mềm mỏng đến không ngờ. Sau này em mới hiểu, trên này, cái sống và cái chết cách nhau gang tấc. Mọi người luôn cảm thấy cần nhau, dựa vào nhau để sống, vì vậy, không có chủ nghĩa quân phiệt như của mấy ông sỹ quan dưới kia.

Phần tiếp theo : Đánh nhau bên đất Tầu
Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.
Một đêm yên tĩnh trôi qua.
Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng ***** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa ***** vừa bắn, ngoạn mục lắm.
Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?
8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.
Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.
Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.
Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.
Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu 5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.
May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.
Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.
Đi được khaỏng 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.
Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chơ.
Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.
Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.
Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.
Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.
Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.
Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.
Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.
Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.
Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.
Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.
Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.
Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.
Ngày hôm đó là một ngày dài nhất trong đời em. Em có cảm giác một ngày dài 100 tiếng chứ không phải 24 tiếng như mọi khi. Thằng Luyện mất nhiều máu, yếu lắm rồi. Nằm bệt trong hốc đá, thiêm thiếp ngủ. Thằng Tạo thì ngưòi khai lòm. Thằng này đến lạ. Vào trận đánh đấm không đến nỗi nào, cừ ra phết. Thế mà cứ trước lúc đánh thì lại hay ti rỉn ra quần. Thằng Vinh tựa đầu vào tảng đá. Ngủ mơ, cười tủm tỉm một mình. Thằng này ăn khoẻ như trâu, chắc đang mơ được một bữa tuý luý. Thằng Minh ngồi một chỗ, không ngủ, không nói năng, mắt mở thao láo vô hồn, tay mân mê chốt an toàn quả lựu đạn. Em động viên tinh thần mọi người. Thành cổ quảng trị bé bằng cái nong tằm. Bộ đội ta rúc từ dưới cống ngầm đánh cả tháng có sao đâu. Bây giờ ở đây, rừng núi đại ngàn mịt mùng thế này. Bọn Khựa tìm chúng ta sao được. Anh em yên tâm, kiểu gì tao cũng có cách.
Em là thằng ít tuổi nhất bọn. Em nhập ngũ khi mới 17. Các chú ở phường còn bắt em xin chữ ký phụ huynh vào đơn nhập ngũ. Ngày về đơn vị huấn luyện. Ma mới bị ma cũ bắt nạt. Em đánh từng thằng không nương tay. Kết quả là bị thuyên chuyển sang đơn vị chiến đấu. Nhưng được cái, anh em nể phục, tin yêu, bảo gì nghe nấy. Nghe hơn cả mấy ông sỹ quan chỉ huy.
Chỉ một phút núng chí vào lúc này. Hậu quả sẽ khôn lường. Em bảo thằng Minh đưa em quả lựu đạn đang cầm trong tay. Chỉ sợ nó nghĩ quẩn, liều mạng với mấy thằng Tàu thì nguy. Đến lúc này, em thấy cần phải sống, cần phải về, không được manh động.
Mọi người đói lả. Không dám ăn nhiều lương khô. Em bảo, thôi ăn đi, ăn hết đi để lấy sức mà về đến VN. Tối nay, tao sẽ đi kiếm đồ ăn dự trữ. Thằng Vinh nghe thấy thế, cười rạng rỡ, cho một phong 702 vào mồm, nhai nhồm nhoàm. Thiếu nước, nó bị nghẹn. mãi mới nuốt được. Em bò xuống khe lấy nước cho anh em. Đói thì 30 ngày mới chết, khát thì chỉ 3 ngày là chết.
Mấy thằng Tàu đang tắm dưới suối. Em chỉ cách chúng nó khoảng 20m. Quần áo, súng đạn chúng vứt đầy trên bờ. Ngon quá, nếu mà không sợ bị lộ, em nấp ở đây, kéo một băng, máu bọn Tàu sẽ hoà với nước suối, chảy về xuôi, gột rửa cho những linh hồn đồng đội đã ngã xuống vì quê hương.
Buổi chiều, chúng nó lại đổi quân. Chúng quyết bắt sống anh em. Em lẩm bẩm, may bọn này là lính sơn cước, trèo núi thì nhanh nhưng hơi bị ngu. Gặp lính biên phòng, dùng chó nghiệp vụ đánh hơi thì bọn em không thoát được.
Tối đến, anh em đã xơi hết khẩu phần lương khô. Em sẽ đột nhập doanh trại bọn tầu, kiếm cái ăn. Định mặc mỗi cái quần đùi và mang theo con dao găm cho gọn nhẹ. Thấy không ổn. Lính hà nội cởi quần áo ra da trắng như cục bột. Không trăng không sao, kẻ kém mắt cũng phát hiện ra. Em lại mặc quần áo vào, kể ra cũng hơi vướng víu, nhưng chịu đuợc.
Bọn Tàu đang ăn tối. Chúng cũng tổ chức sáu người một mâm như quân đội ta. Mỗi thằng một bát canh, to bằng cái chậu rửa đ ít của chị em. Mùi thức ăn bay ra làm em nuốt nước bọt ừng ực. Không khéo tiếng nuốt nước bọt gây ra tiếng động lộ thì chết. Em không nuốt nữa, nứơc dãi túa ra 2 bên mép, chảy cả xuống cổ. Một thằng ăn xong, bô lô ba la cái gì đó rồi đi ra ngoài. Nó đứng ngay cạnh em, cởi khuy quần rồi đ ái tồ tồ. Đái mãi không hết. ăn nhiều uống nhiều thế kia cơ mà. Em không dám thở, sợ nó nghe thấy. Gần quá. Em có cảm giác, quàng tay một cái, làm đến roẹt, đứt ngay động mạch cảnh, kêu đằng giời. Tay nắm chuôi dao, tay kia sờ vào lưỡi xem có đủ độ sắc làm một nhát không. Nếu nó nhìn thấy em, chỉ cần có một hành động bất thường, em sẽ thịt nó ngay. Rồi sau tính tiếp. May quá, nó đ ái xong, đứng vung vẩy cho hết nước rồi vào lán.
Chúng nó đã ăn xong. Bọn nuôi quân đang thu dọn bát đĩa. Em bò vào gần bếp dã chiến. Mắt em hoa lên: thịt hộp, lương khô, thực phẩm để tràn trề trong những hòm gỗ thông sơn màu xanh ***** ngựa.
Em lấy một cái túi bẩn vứt ở đấy, cho một số đồ ăn vào, bò ra. Vừa đi vừa nghĩ không biết chúng nó có phát hiện ra mất túi không. Liều quá. Thôi thây kệ, chắc chả chú ý đến cái túi này đâu, mà hình như chúng nó vứt đi rồi thì phải.
Xuống đến nơi. Mấy anh em mồ hôi vã như tắm. Chúng nó ngồi dưới sợ hơn em bò lên. Chúng nó lo cho em. Em bảo, sợ cái đ... gì. Tao mà không đi lính, thì chắc tao cũng đi ăn cắp. Thầy tử vi xem cho tao lúc tao mới sinh bảo thế. Em pha trò nhưng không thằng nào dám cười. Chúng nó sợ quá, mất cả khôn.
Em dùng lưỡi lê, mở hộp thịt, bón cho thằng Luyện. Nó trệu trạo nhai, mãi không nuốt được. Em đành cho nó húp nước thịt. Em bảo nó cố mà ăn. Ăn để sống. Sống để về xem cái đứa kia có mắn đẻ không. Nó cười cười nồi lại thiếp đi. Cánh tay nó đã cầm máu, nhưng nhiễm trùng, sưng to, đỏ lựng như bắp chuối. Người nó nóng hầm hập.
Lại một đêm không dám ngủ. Em bị bệnh nghiến răng, ngủ là nghiến ken két. Trời đất âm u thế này, tiếng nghiến răng vang cả cây số. Bọn Tàu trên kia mà nghe thấy, có không biết là tiếng nghiến răng của người, cũng tưởng của thú. Phệt cho một quả na xuống đây thì chết oan. Em bật lưỡi lê. Ngồi tựa vào vách đá, mở mắt trừng trừng. Thi thoảng cái đầu lại gật xuống. Mũi lê đâm vào trán, tỉnh ngủ ngay.
Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tầu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm. Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tầu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm. Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tầu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn tầu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây. Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.
Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.
Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tầu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.
4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.
Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.
Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.
Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.
Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục. Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện. Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi. Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp. Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp voà vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay. Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tầu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng. Chúng không dám đợi viện binh ở phái bên kia núi, trong thung lũng. Chỉ sợ bọn em tung thêm mấy quả lựu đạn thì chấm dứt. Em bảo thằng Tạo và thằng Minh bắn iểm trợ, em và thằng Vinh bò ra bắt chúng nó. Đầu tiên, em vứt hết vũ khí đạn dược của chúng xuống vực. Sau tảng đá, có 6 thằng Khựa, mặt mũi tái mét, run rẩy. Có thằng vẫn đang mặc quần đùi. Có thằng chưa kịp lấy súng. Thằng Vinh bảo bắn hết chúng nó đi trừ hậu hoạ. Em bảo không được. Chúng nó là tù binh. Vinh cãi nhưng mình có đem về VN được đâu. Em bảo Vinh trói chân trói tay bọn nó lại đã. Vinh sợ đi rồi thì chúng sẽ cởi trói cho nhau. Em bảo cứ yên tâm. Sau khi trói tay trói chân từng thằng, em trói 6 thằng quay lưng vào với nhau. Gài một quả lựu đạn rút gần tuột chốt vào nút trói. Chúng mà gỡ, chốt tụt. 6 thằng đang dính chặt thế này, chạy đường giời. Trừ khi có thằng khác đến gỡ. Số súng còn lại, thằng Vinh tháo qui lát, vứt thật xa xuống vực. Thằng Tạo đã kịp thời mót được mấy phong lương khô của bọn Khựa, đưa cho thăng Vinh một thanh. Lương khô bọn này ăn ngon hơn của ta.
Em ra hiệu rút nhanh. Theo như dự tính, khoảng một tiếng sẽ gặp nốt toán còn lại. Lần này đánh sẽ gay go hơn vì chúng nó cũng chủ động. Mình chỉ có lợi điểm là ở trên cao và bí mật về lực lượng.
Không đầy một tiếng, cánh quân kia xuất hiện. Không đông như toán trước, nhưng chúng tiến cẩn thận hơn. Vừa đi, chúng vừa tìm địa thế ẩn nấp. Em ra hiệu cho mọi người tản ra. Phương án tác chiến lần này phải thật bài bản. Đầu tiên bắn rát xung quanh toán quân, khiến chúng co cụm lai, em sẽ dùng M79 phệt cho chúng chết có bầy, xuống âm ty có bạn có bè. Mọi việc diến ra như mong muốn. Nhóm đầu tiên, vụt một quả M79 chơi 6 thằng. Bọn còn lại biết có bên ta có hoả lực mạnh, chúng không co cụm nữa. Bên chúng có một khẩu trung liên, khạc đạn điếc nhĩ. Chúng còn độ 5 tên, như vậy là tương đối cân bằng lực lượng. Bây giờ cứ thong thả mà đánh. Bọn viện trợ có tới được cũng phải mất nửa ngày đường. Trận chiến có vẻ căng thẳng, lựu đạn 2 bên đều không nắm tới. Em lấy cái mũ sắt cướp được của bọn tàu, đội lên đầu súng, thò một chút xem sao. lập tức đạn va choang choang, tay rung bần bật. Vị trí của em thế là mất thế thượng phong rồi. Chắc là lúc em tụt xuống để thay băng đạn thì chúng trồi lên đây. Em tính kế trườn ra chỗ khác. Khó quá, mình giơ cái mũ mà đã thế. bây giờ quăng thân ra khác gì bị thịt. Đang suy nghĩ lung mung thì chợt nhìn thất khe hở giữa 2 phiến đá, to gần bằng cái bát. Giời thương ta rồi, khác gì lỗ châu mai đâu. Em kê súng vào khe hở, tìm mục tiêu. Mấy chú thấy em không bắn, nhấp nha nhấp nhổm, có lúc thò cả nửa đầu lên khỏi chỗ ẩn nấp. Em bình tĩnh lấy đường ngắm. Cái đầu kia kìa, của thằng gĩư trung liên. Em nín thở bóp cò. Cái đầu bật ngửa ra đằng sau. Tiếng mũ sắt đập vào đá kêu loảng xỏang. Bọn Tầu thấy vậy vội thụp xuống, anh em vội trồi lên lấy đường ngắm trước. Thế thượng phong laị thuộc về ta. Em bảo mỏi người bắn áp đảo để em bò lên ném lựu đạn. Anh em bắn rát ràn rạt, không thằng tàu nào dám ngóc đầu lên. Em vừa bò vừa lăn, chỉ sợ cậu nào chúi mũi súng xuống đất thì em tiêu đời. Em rút chốt quả lựu đạn thứ nhất, buông mỏ vịt cho búa đập vào nụ xoè, đếm đến 3 mới ném. Quả thứ 2 cũng thế. Mỗi một quả, hi vọng một tằng chầu diêm vương. Anh em tranh thủ lúc chúng rối trí, thay đổi vị trí ẩn nấp có lợi hơn. Vừa di chuyển, vừa nhả đạn. Bọn tàu bắt đầu rút chạy, chúng còn 3 tên. Lần này thì anh em quyết không để sổng trừ hậu hoạ.
Sau khi tiêu diệt tên cuối cùng. Mọi người nhìn nhau vui mừng, nhưng không ai nói gì. Bốn anh em thay nhau rìu Luyện. Cứ nhằm thẳng hướng nam mà tiến. Đến chiều tà, không biết đã về đến đất Việt hay chưa. Đang đi, bỗng dưng em bị ai đó ôm chặt chân, đẩy ngã dúi về phái trước. Ngay lập tức bị một cái bao tải chùm lên mặt, tay bị trói nghiến. Em ho sặc sụa vì cái bao tải hôi quá. Sơ sểnh quá đi mất anh em ơi, đánh mãi không ai chết, bây giờ lại bị chúng nó bắt sống. Em còn đang ho, chưa kịp hoàn hồn, nghe thấy tiếng lào xào báo cáo tiểu đội trưởng bắt được 5 thằng tàu, trong đó có một thằng bị thương. Giời ơi, hoá ra là quân ta. Em thét lên. Người nhà, người nhà. Cậu tiểu đội trưởng nghe thấy thế vội bảo anh em bỏ cái bao tải trùm kín mặt bọn em. Em thều thào đọc mật khẩu: Quê hương, quê hương... Cậu tiểu đội trưởng sững người một lúc rồi bảo mật khẩu đã thay đổi. Em bảo em đánh nhau bên kia năm ngày nên không biết thay đổi thế nào, chỉ biết mật khẩu cũ hỏi Quê hương, trả lời Đất mẹ. Cậu tiểu đội trưởng bỗng xẩy xổ đến ôm chầm lấy em, miệng lẩm bẩm, lính 301 hả? Mọi người tưởng các cậu đi rồi. Hôm qua vừa có điện từ chỉ huy mặt trận xuống các đơn vị nêu gương hi sinh anh dũng của các cậu.
Thế là bọn em về được đến VN, sau năm ngày đấu trí đấu súng. Em cũng không hiểu, sau này các ông nhà văn viết truyện toàn lấy ở đâu đâu, còn vụ của em thì không thấy ai đả động đến, hay là vì điều gì tế nhị chăng.
Bọn em cũng không kịp hỏi những người lính vừa bắt bọn em thuộc đơn vị nào. Gặp người nhà là mừng lắm rồi. Họ bảo về chỗ họ ăn uống, nghỉ ngơi rồi về đơn vị sau. Em hỏi đơn vị em còn cách bao xa, đi như thế nào. Cậu tiểu đội trưởng bảo một người lính dẫn đường rồi dùng máy 2W gọi về sở chỉ huy, thông báo về tình hình của bọn em.
Hoá ra chỗ này chẳng xa đơn vị em là bao nhiêu, vòng qua mấy quả đồi trọc, trèo lên con dốc đi một đoạn là thấy. Chỉ có một đoạn đưòng chừng 5km đường chim bay mà bọn em đi hết 5 ngày. Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tởn.
Anh em đơn vị nghe báo bọn em về. Mừng quá, nhiều người chân đất cởi trần chạy xuống chân dốc đón. Thằng Sơn rùa vừa chạy vừa khóc hu hu. Gặp em, nó bảo tao tưởng bọn mày không về tao ân hận cả đời. Em bảo trinh sát luồn sâu mà đi rừng như c ứt Anh em không cho bọn em đi, họ bảo bọn em đã quá mệt, bọn em xứng đáng để họ khênh lên núi. Một phần vì mệt, một phần không muốn phụ lòng tốt của mọi người, mấy thằng nằm tơ hơ ra cho anh em khiêng. Mọi người đưa luôn bọn em về tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng là lính đánh Mỹ. Gan ông là gan cóc tía. Ông đã từng đánh giáp la cà cùng lúc với 2 thằng Mẽo. Ông chạy ra đón từ đầu chiến hào. Ông vỗ vai, lắc lắc rồi ôm từng thằng. Mắt ông ngấn nước. Ông bảo chúng mày khá lắm, lính mới mà thế này thì có thằng giặc nào mà ta không thắng. Ông nói tiếp, hồi trưa, ông có nghe thấy tiếng súng bên kia bên giới, ông hỏi sở chỉ huy xem có đơn vị nào tác chiến bên ấy không. Trên sở chỉ huy cũng không biết gì. Ông không dám nghĩ là mấy thằng còn sống đang choảng nhau với địch. Ông đoán là bọn Tàu bắn nhầm nhau.
Thằng Luyện được đưa ngay về tuyến sau trong đêm hôm ấy. Mãi sau này em mới gặp lại nó, một ống tay áo gió thổi bay phất phơ. Nó bảo cánh tay ấy bị hoại tử, phải tháo khớp.
Em báo cáo chuyện không mang được súng về vì lý do bảo toàn tính mạng. Tiểu đoàn trưởng trầm ngâm. Ông là lính già, đánh hàng trăm trận, ông biết việc bảo toàn vũ khí đạn duợc rất khó. Nhưng quân lệnh là như thế. Mất súng là có tội. Ông sẽ xem xét tình tiết cụ thể để báo cáo cho trung đoàn sau.
Em về đến hầm, thằng Chính đang ngồi đợi. Nó nhìn em cười. Nó bảo may cho bọn em, nó không tạm biệt nên em còn sống để về. Em bảo, 5 thằng bọn tao còn vĩnh biệt mà bây giờ vẫn sống nhởn thì sao? Nó cười, tí nữa thì thiếu một thằng buổi sáng cùng nó đ ái sang đất Tầu. Mà bây giờ phải cẩn thận đấy. Bọn Tàu đang ở gần lắm, nó dùng súng bắn tỉa, suýt nữa thì tao cụt mất chim. Nói xong nó cười ********** nẻ.
Em lăn vào hầm, bảo nếu bọn bộ binh Tàu tấn công thì đánh thức, còn pháo bắn thì mặc kệ, cho em ngủ một bữa. Nói chưa dứt câu, răng em đã nghiến kèn kẹt.
Cũng không biết là em ngủ bao lâu. Có lẽ phải một ngày một đêm. Khi em bừng mắt là gần chiều. Thằng Chính đang ngồi lau súng ở cửa hầm. Nó hỏi đói không, ăn cơm đi. Bữa nào nó cũng đi lấy cơm cho em, sợ em thức giấc thì có cái ăn ngay. Em đói quá, và một lúc hết ngay đống cơm nguội. Nó bảo, đại đội phó chính trị xuống bảo khi nào thức thì viết bản tường trình. Em hỏi lại, bản tường trình mất súng hay bản báo công? Nó bảo không rõ và ngạc nhiên, ơ thế 2 cái đấy khác nhau à?
Lúc này em mới nhớ đến trận đánh vừa rồi. Em hỏi nó chuyện đánh đấm thế nào? Nó kể:
" Bố t iên s ư cái bọn Tàu. Sau khi bọn mày đi nửa ngày, pháo bắt đầu giót xuống điểm cao". Em hỏi lại, cối hay pháo? Nó à lên "chắc là cối. Chúng bắn lâu lắm, lâu hơn mọi khi nhiều lần. Mà lính mình đã làm sạch cả một vùng, làm sao mà trinh sát pháo của nó vẫn bò vào trận địa để hiệu chỉnh nhỉ. Bọn nó bắn trúng lắm". Em bảo, cối thì cần đ... gì trinh sát, ở bên kia nó dùng ống nhòm cũng chỉnh được. Nó lại ừ nhỉ. Đúng là đồng chí nông dân, đánh trận mãi mà vẫn chưa phân biệt được cối với pháo. Nó tiếp" Tao có dám bò ra khỏi hầm đâu, nằm bẹp gí. Đại đội trưởng đội mũ sắt, theo giao thông hào đến từng hầm động viên anh em chiến sỹ. Ông ấy bảo tý nữa là nó đánh lên đấy. Chuẩn bị tinh thần. Chẳng bảo thì tao cũng chuẩn bị tinh thần. Oánh đến trận thứ 6 mà không biết sau cối thì bộ binh xung trận thì ngu quá mày nhỉ". Em hưởng ứng, ngu thật! Nó lại tiếp tục" Lần này khác, không đợi pháo... à... cối dứt, súng bộ binh của Tàu đã nổ chí chát dưới chân điểm cao. Bỏ mẹ. Trên vẫn giã cối, dưới bộ binh vẫn xung trận. Chắc đợi bộ binh áp sát trận địa thì cối mới dừng đây. Bên ngách bên cạnh, trung liên của thằng Lượng đã réo rắt nhả đạn. Mả b ố khẩu súng ấy như ma làm, lúc thì bắn hay thế, lúc thì hóc liên tục. Tao đội mũ sắt, lao ra ngoài. Mảnh đạn cối bay vèo vào trên đầu. Dưới chân dốc. Bọn Tàu đang tranh thủ triển khai chiến thuật. Chúng lợi dụng khi cối bắn thì anh em mình rúc cả dưới hầm. Một quả đạn cối thối liều, rơi ngay dưới chân dốc. Đạn nó giết chúng nó. Ba bốn thằng bay lên phất pha phất phơ. Đúng là đạn của chúng nó mà. Gần thế, cối mình sao bắn được.
Em hỏi lại, cối nó nện chính xác lắm à? Quân nhà mình thương vong nhiều không? Chính kể tiếp:" lúc đầu thì anh em chui tịt dưới hầm ếch, bịt tai nhắm mắt thây kệ nó bắn. Sau thấy bộ binh chúng triển khai nên ai nấy vào vị trí chiến đấu. Lúc ấy bắt đầu thương vong nhiều. Cái hầm của thằng Trung kia kìa... đấy... chỗ hố đạn đấy. 3 thằng đi một lúc. Thằng Trung chỉ tìm thấy cái đùi phải với cái mũ sắt. Tội nó quá, nó mới lấy vợ". Em kêu thế à và bảo nó kể tiếp đi, đừng lam man quá. Nó tiếp: " Bọn này nó hiểm quá. Nó triển khai bộ binh đểu dụ lính mình ra khỏi hầm để cho cối nện. Mà lúc ấy, quân mình đã nghĩ đến chuyện ấy đâu. Cứ sợ bất cẩn một chút, bộ binh nó ào lên thì hối không kịp. Mấy bố sỹ quan chạy đôn chạy đáo hò hét anh em vào vị trí chiến đấu. Sợ bỏ mẹ, mảnh đạn bay rèo rèo trên đầu như thế ai mà chẳng sợ." Em hỏi lại, sao mình không ào xuống đánh bỏ mẹ chúng nó đi. Chính bảo: " Mày ngờ u, đ... hiểu gì về binh pháp, mình chỉ cần dốc quân ra khỏi vị trí cố thủ, là bộ binh nó rút ngay về bên kia. Lúc đó không chỉ là mấy khẩu cối đểu đang bắn, mà cả họ hoả lực nhà chúng nó trút lửa vào mình. Chạy về cũng chả kịp." Em à lên một cách ngớ ngẩn. Đúng là em chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Mấy ngày choảng nhau bên kia, một phần là bản năng cá nhân, một phần là sự thông minh đột xuất giữa cái chết và cái sống. Mà có lẽ, phần nhiều là may mắn nên mới thoát chết. Giờ về trạng thái bình thường, thấy mình ngô nghê thật. Thằng Chính lại kể tiếp " Ông Lượng, tiểu đoàn trưởng lo sốt vó, theo ông ấy dự tính thì giờ cái trung đội của mày phải thịt xong lũ cối rồi chứ. Sao mà chúng nó vẫn ngang nhiên khạc đạn thế kia. Ông động viên anh em, sống chết cũng phải bám chiến hào nhé. Đội bom đội đạn để bám chiến hào. Sểnh một tý là mất điểm cao đấy. Mà lúc ấy, bọn tàu vẫn không xông lên, cũng chẳng rút lui. Thi thoảng chúng lại bắn cạch cạch đùng đùng trêu ngươi. Đạn cối vẫn nện đều đặn. Ông Lượng liên lạc với sở chỉ huy xem có tin tức của trung đội mày ko. Trên đấy bảo không. Ông ấy càng lo. Tao cáu quá, lấy khẩu B41 của thằng Tình bò xuống phía dưới, tìm cái thằng cạnh đùng ấy, phụt cho nó một phát. Trượt mới đau chứ. Lúc ấy cuống, tao quên mẹ nó mất B41 lấy đường nhắm ngược với chiều gió. Tao lại lấy xuôi chiều gió như B40. Có mỗi viên đạn, bắn xong thấy tiếc quá, bao nhiêu công mới bò được xuống đây, giờ bắn trượt lại hết đạn. Mà cái khẩu B41 này, hết đạn khác gì cái tuýp nước đâu mày nhỉ, vô dụng quá. Tao lại bò lên. Ông Đại đội trưởng đang gào khản cổ, lạc giọng, yêu cầu triển khai cái này, triển khai cái kia. Thương binh bắt đầu nhiều. Phần lớn là bị mảnh đạn. Trung đội 24 ( quân y) chạy ngược chạy xuôi không hết việc. Ông Luợng thương lính quá. Thế gọi là nướng quân đây. Ông ra lệnh chia nhau ra mà xuống hầm tránh đạn. Chỉ giữ lại trên này ít thôi. Chắc ông đọc được chiến thuật của mấy thằng Khựa dưới kia. Toàn bộ những người nằm trên đều phải bắn. Không trúng cũng bắn, không có địch cũng bắn. Bắn rát vào để bộ binh chúng không có cơ hội tiến lên. Anh em toàn tụt dưới hào, giơ súng lên đầu nhả đạn đấy chứ. Thay phiên nhau như thế. Lượng thương binh giảm hẳn. Đến chiều, cối ngừng bắn, bộ binh chúng cũng rút. Ông Lượng nhận xét tính hình, nếu chúng nó dùng chiến thuật này, chắc chắn tối nay chúng sẽ không đánh. Chúng sẽ đánh vào ngày mai, cốt để lính ta nhìn thấy mà chui ra khỏi hầm để hứng pháo. Thế là tối hôm đó tao ngủ một giấc ngon lành.
" Hôm sau, cả buổi sáng, toàn bộ mọi người chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Mấy thằng hôm qua bị thương nhẹ cũng không chịu lui về tuyến sau. Vài thằng nghĩ ra sáng kiến lấy mũ sắt của anh em dưới hầm, đội liền 2 cái cho chắc chắn, bám trụ ngoài chiến hào.
Đến trưa, bọn tàu vẫn không có động tĩnh gì. Không hiểu chúng nó định giở trò gì đây? Chúng định chơi kiểu xa luân chiến ư? Đợi cho lính nhà mình kiệt sức và thương vong nhiều mới tấn công ư? Tao đề nghị ông Luợng cho một số anh em dũng cảm, mang theo hoả lực mạnh, bò xuống, cận chiến khiêu khích. Ông Lượng không đồng ý, ông ấy bảo sẽ đánh thế nhưng không phải là lúc này. Bây giờ cái quan trọng nhât là khoá mõm những khẩu cối lại. Mà lúc ấy bọn mày ở đâu nhỉ, đi hơn một ngày rồi còn gì?". Em lẩm bẩm, thôi, kể kiếp đi, biết rồi còn hỏi làm gì. Thằng Chính tiếp: " Đến trưa, mọi người đang ăn, mặt đất rung lên bần bật, đất đá rơi rào rào. Mọi người bật dây, xách súng sách mũ chạy ra. Chúng nó tăng cường thêm hoả lực mày ạ. Rõ ràng là tiếng nổ của pháo 105 xen lẫn cối 82. Bọn Tàu lại bắt đầu triển khai quân. Ông Lượng ra lệnh giữ nguyên chiến thuật hôm qua để bảo toàn lực lượng. Bọn tàu bắn độ 1 tiếng thì thấy đạn rơi lung tung, không chụm nữa, sau thấy thưa dần rồi tắt hẳn. Ở đây nghe thấy tiếng súng vọng về. Ông Lượng không kìm được, nhẩy lên khỏi chiến hào hô: " Trung đội 4 khoá mõm được hoả lực rồi. Đại đội 2 bảo vệ điểm cao, 2 trung đội còn lại của đại đội1 theo tôi đánh xuống phía dưới. Anh em hô xung phong ầm ỹ, vừa hô vừa tập hợp lực lượng. Dưới núi, bọn Tàu bắt đầu hoang mang. Chúng không giữ được bình tĩnh như hôm qua nữa. Bọn nó bắt đầu vỡ trận. Không có cối, pháo iểm trợ là bọn nó hoảng rồi. Ông Lượng dẫn 2 trung đội xuống, vừa tiếp cận vừa bắn. 2 trung đội lại chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 4,5 người. Nhóm nào cũng có hoả lực, ít ra thì trung liên, không thì B40 hoặc M79. Bọn Tàu cũng đánh trả, vừa đánh vừa rút". Em hỏi Chính lúc đó ở trên hay ở dưới. Nó bảo: '''''''' Ở trên, tao thuộc ở trung đội hoả lực cơ mà. Quân mình đánh cho chúng nó ra xa, rơi vào tầm ngắm của trung đội tao. Lúc ấy cối mình mới nện. Sướng tay lắm mày ạ. Bộ đội mình được lệnh lui quân, không đánh tiếp nữa. Ông Lượng bảo đánh nữa là lọt vào vòng vây của nó. Bởi lực lượng đánh chiếm điểm cao thật sự chưa xuất hiện, chúng còn đang ém quân đợi lệnh. Thằng Quân mông béo bò nhấp nha nhấp nhổm, bị bắn mất một miếng thịt sấn, không ngồi được la oai oái." Em hỏi tiếp, thế đêm hôm ấy nó có đánh không? Chính bảo:" Không, đêm hôm ấy nó không đánh. Ông Luợng đoán sai. Chẳng hiểu vì sao nó không đánh. Nhưng mới sáng sớm thì nó đánh. Chắc nó đợi cả đêm lính mình thức, gần sáng quá mệt rồi thì nó mới đánh. Đêm qua lính nó sang đông quá. Chỗ nào cũng tháy chúng nó. Đằng trước, đằng sau, hai bên đều thấy bọn quấn xà cạp. Ông Luợng lo quá. Không nghĩ là chúng đông thế này. Lực lượng đánh tập hậu thì có mỗi trung đội mày. Hôm qua đã chiến với bọn cối rồi, không biết thương vong thế nào. Mà có còn nguyên vẹn thì cũng mỏng lắm so với chúng nó.
Chúng bắt đầu tấn công. Chúng áp sát điểm cao nhanh lắm. Khẩu trung liên của thằng Lượng đang nổ như pháo rang bỗng câm tịt. Tao tưởng nó dính rồi, vội bò sang ngách bên ấy. Nó đang ngồi thụp xuống móc vỏ đạn hóc. Khẩu súng lại giở chứng, bây giờ chỉ bắn cắc bụp như súng trường. Tao bảo thằng Luởng vất mẹ nó khẩu ấy đi, lấy AK mà đánh. Nhanh lên không nó tràn vào bây giờ. Tầm bắn lúc ấy khoản 100 đến 300 mét, lựu đạn vô dụng. Vài anh em chỉnh lại hướng bắn của cối 60, nện thẳng vào chúng nó. Cối bắn gần thế nguy hiểm lắm, mình chết như chơi. Nhưng thây kệ, Chúng nó đông quá mà. Ông Lượng chạy đi chạy lại. Ông gọi điện về trung đoàn yêu cầu tăng thêm quân. Chúng nó khép vòng vây rồi. Bắt đầu thấy tiếng súng của trung đội tập hậu. Ông Lượng mừng quá, động viên anh em đánh mạnh vào. Quanh tao bỗng sáng nhoà, nóng hừng hực. Bỏ mẹ, chúng nó thổi B40 đấy. Tiếng súng của thằng Lượng tắt hẳn. Vài cụm lửa kèm theo tiếng nổ lớn giữa lực lượng chúng nó. Lúc ấy, tao cũng chẳng hiểu là hoả lực gì. Bọn nó nhốn nháo, chạy tứ tung. AK của tao bắn nẩy tưng tưng, tê tay quá. Khẩu của mày là đời sau, có khuyết chống nẩy. Khẩu của tao khác đ... khẩu cạcbin. Tao chạy sang lấy khẩu súng của thằng Lượng. Nó tựa lưng vào vách hào, mắt vẫn mở trừng trừng. Máu rỉ ra từ tai và mũi. Tao cũng chẳng kịp vuốt mắt cho nó. Vơ vội khẩu súng là nhổm lên táng tiếp. Bọn tàu bắt đầu chia nhỏ quân ra theo từng nhóm. Một vài nhóm đã tiến đến gần ta lắm rồi. Tao thấy ông đại đội trưởng rút súng ngắn ra bắn. Ông này có vấn đề hay sao ấy? Lúc đấy thì oai với ai mà dùng súng ngắn. AK của thương binh ngổn ngang dưới giao thông hào sao không lấy. Súng ngắn bắn xa 50 m mà trúng tao gọi ông ấy bằng cụ ngay. Hình như sau đó ông ấy cũng thấy sự bất hợp lý, ông ấy đổi súng sang CKC. Vẫn dở hơi, loại này cắc bụp 5,6 phát lại hì hục lắp đạn. Tao gần hết đạn, may quá lúc ấy phía sau chuyển đạn lên. Tao bảo sao không lắp sẵn vào hộp tiếp đạn cho anh em, bọn nó bảo thiếu người. Bên ngách hầm gần đấy bị sụt vách, hở tơ hơ. Mấy thằng bên đấy bò sang ngách bên này Cho nó có anh có em. Thắng nào thằng ấy mồm toàn đất. Thằng Kiên vị một viên rẹt qua tai, máu chảy ròng ròng. Nó chúng chẳng chịu băng bó, nó bảo để thế tý là khô miệng ngay, như đỉa cắn là cùng. Mệnh lênh được ban xuống. Bằng mọi cách phải bám trận địa, kể cả phải đánh giáp la cà. Còn một người thì còn đánh. Tao nghĩ chả đánh thì chạy đi đâu, việc gì phải lên gân lên cốt, đúng là mấy bố sỹ quan chính trị.
Vị trí của trung đội 4 thất thủ rồi. Một vài thằng tàu đã nhảy xuống được chiến hào. Bên ấy đang đánh giáp la cà. Tiếng thét của ta, tiếng khóc của tàu nghe to hơn cả tiếng súng. Cứ đến đùm một cái đi luôn thì không sao. Bị lê đâm vào người chết từ từ đau bỏ mẹ. Thằng Kiên vừa bắn vừa di chuyển sang phía trung đội 4. May quá mình lại đẩy bật chúng ra khỏi chiến hào. Bọn dưới lên chưa kịp vì ta bắn rát quá. Bọn trên bị ta thịt hết. Bên ấy, địa hình địa vật có lợi cho bên nó, anh em bị thương khá nhiều. Bọn Tàu cũng nhìn thấy được vấn đề, chúng tập hợp lực lượng khoét sâu vào vị trí phòng thủ của trung đội 4. Ông Lượng lập tức triển khai, chia lửa ở các nơi xung quanh về đấy. Chúng nó cũng chẳng làm gì được hơn.
Tiếng súng của trung đội tập hậu rộ lên, gần lắm rồi. Phía bên này thấy bọn Tàu co lại thằng bắn lên trên, thằng bắn xuống dưới. Ông Lượng nhìn thấy vội kéo một trung đội đánh xuống phiá ấy. Ông ấy đoán sau lưng chúng là trung đội đánh hậu. Phải đánh xuống để mở đường cho chúng nó lên đây. Y như rằng, trên đánh xuống, dưới đánh lên, bọn tàu dạt sang sang một bên. Trung đội đánh hậu vừa đánh vừa giật lùi để lên chốt. Trên này phải ngừng bắn, thi thoảng bắn tỉa phát một thôi. Sợ luống cuống lại nện vào lưng nhà mình. Trung đội đánh hậu thiệt hại mất 1/3 quân số. Đấy, mấy hôm sau thằng Sơn rùa với ông Trung đội trưởng phải ngồi hầm viết bản kiểm điểm đấy. May mà lập công chuộc tội, diệt được đại đội cối." Em lại phải nhắc nó kể tiếp, thằng này hay con cà con kê ngan ngỗng lắm
" Lại một lần nữa, Bọn tàu nhảy được vào chiến hào. Lần này ở đoạn mé đồi dưới kia kìa. Chúng nó đông lắm, đến vài chục thằng. Chui được vào chiến hào rồi chúng nó đánh loang ra 2 bên. Bên ấy yêu cầu trên này đánh thẳng xuống, trùm đạn lên cả ta lẫn đich, thế thì mới giữ được. Nếu không, chúng cố thủ được chỗ ấy, Lấy chỗ đó làm cơ sở để đánh tiếp, ta còn mất nữa. May qua, nửa tiếng sau ta lấy lại đuợc. Chiến sỹ ta hầu như chẳng còn ai. Một vài thằng còn sống vì bị thương rồi giả chết nên thoát. Thằng Tiến, hình như ở gần nhà mày, chết đè lên một thằng Tàu. Gỡ mãi mới ra. Tay trái ôm cổ, tay kia vẫn nắm chặt cán dao, lưỡi dao cắm sâu vào bụng thằng Khựa. Thương lắm.
Đánh đến chiều muộn thì chúng nó bắt đầu rút. Tao hoa mắt, tai điếc đặc. Bọn nó rút cũng không thu được hết xác. Hôm sau anh em phải đi dọn, nôn mãi về nhà không hết. Mày thấy không, đến hôm nay mày về mùi vẫn nồng nặc đấy thôi. Đến chiều thì lính ở mấy điểm cao khác cũng đên chi viện. Lúc đấy trận gần tàn rồi. Đến để hôi chiến lợi phẩm à?" Em bảo, sao lại mất quan điểm thế. Các điểm cao khác cũng phải giữ chứ, đi hết thì để đấy cho không chúng nó à?. Thằng Chính cười hềnh hệch. Nó bảo nó biết chứ, nhưng nó cứ thích nói thế cho sướng mồm đấy.
Trận đấy ta giữ được điểm cao. Gọi là thắng cũng đươc. Nhưng nói thật, không hoành tráng như phim đâu. Trước đây, em là thằng thích xem phim chiến đấu của Liên xô. Đánh rồi mới thấy chiến trường không giống phim. Khốc liệt hơn nhiều. Tàn bạo hơn nhiều.
Thi thoảng em vẫn gặp lại anh em, nhất là dịp 22 tháng 12. Mấy anh em ngồi lại với nhau, uống dăm ba chén rượu, nhắc lại chuyện cũ. Năm nào cũng thế, chuyện chỉ có vậy thôi nhưng đều cảm thấy như vừa hôm qua. Cứ gặp là ôm nhau, như ở dưới chân dốc sau năm ngày đi lạc.
Thằng Sơn rùa giờ lang thang ở HN kiếm sống. Nó ngồi khâu giầy ở ngõ Hào nam. Nếu ai vô tình đi qua, sẽ thấy một người đàn ông có đôi mắt cười, cái lưng gù, cặm cụi đuờng kim mũi chỉ. Nó lấy vợ cũng giống như đi lạc đường. Tính nó thế. Lấy nhau một năm thì vợ bỏ.
Thằng Tạo giờ làm thợ khoan móng. Nó lang thang đi khắp các công trình. Thi thoảng về HN lại ghé thăm em.
Thằng Vinh về Ba vì nuôi bò. Giờ nó không ăn khoẻ nữa rồi. Chắc tại bú sữa bò nhiều quá đây mà.
Thằng Minh bán đồ gỗ ở Đê la Thành. Em cũng chẳng nhơ số nhà bao nhiêu. Hôm vừa rồi qua nhà nó. Nó cho một cái kệ ti vi. Thằng này vẫn chưa lấy vợ. Hình như sau trận ấy cậu bị thọt cà, mất khả năng chiến đấu...
(trích từ TTVNOL)

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Kinh nghiệm xương máu

Không có đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Khoa Thận - BVCR

Đoàn tham quan Xẻo Quýt đợt 1 - Ngày 19/6/2011.

Italian legend Fabio Cannavaro retires from professional football at the age of 37

The World Cup-winning captain has called it a day after an illustrious career with the likes of Parma, Inter, Juventus and Real Madrid Italian legend and 2006 Fifa World Player of the Year Fabio Cannavaro has retired from professional football at the age of 37.

The veteran defender, who last played for Dubai-based Al Ahli, has claimed that injury has taken its toll and is the key reason for his decision to stop playing. He will continue in a coaching role for the Asian club, however.

"The cartilage has collapsed, and I have followed Professor Castellacci's [advice]. I tried to cure myself throughout the holiday period. But in Miami when I went for an easy jog I was in pain and realised I could not go on," the Naples-born defender stated in a press conference.

"At that point I immediately informed [Al Ahli] president Al Naboodah, with whom I [have] a wonderful relationship. I will stay at Al Ahli for another three years as a coach.

"I'll do a little man management. It excites me to work in this expanding football [country], certainly I had in mind to play one more year.

"But it would not be right, knowing that the knee cannot withstand certain levels. I have had almost 38 years of satisfaction in the game, especially internationally," he concluded.

Cannavaro is the most capped player in his country's history having turned out for the national team 136 times, and represented the likes of Napoli, Parma, Inter, Juventus and Real Madrid in a wonderful career with the highlight being when he lifted the World Cup in Germany in 2006.


200% em ơi...

Bốn bà xồn xồn vừa đánh tứ sắc vừa nói chuyện cho đỡ buồn. Sau khi đã bàn qua các đề tài đi shop, mua sắm, trời mưa trời nắng ...v...v... các bà nói tới đề tài .. phòng the....
Bà thứ nhất than thở :
-So với mấy năm trước thì .. khả năng ân ái của ông xã em lúc này chỉ còn 50 phần trăm.

Bà thứ hai tiếp lời:
-Thế còn đỡ hơn ông xã của em ,ảnh yếu xìu hà. Làm ăn thì khi đực khi cái .. chỉ còn được khoảng 25 phần trăm thôi.

Bà thứ ba rên rỉ :
-Vậy thì hai chị còn may mắn hơn em . Chồng em lên giường chưa kịp làm cái gì hết là đã ngáy khò khò. Cũng như bất lực 100 phần trăm. Thiệt là chán mớ đời!

Bà thứ tư, im lặng một hồi lâu mới buồn bã lên tiếng :
-Các chị đều may mắn hơn em. Ông xã em bất lực tới 200 phần trăm lận !

Ba bà kia đồng thanh hỏi lớn :
-Sao tới ..200 phần trăm lận ???

-Ông xã em bị tai nạn lưu thông năm vừa qua, xương sống bị chấn thương nên ảnh bị liệt từ lưng quần trở xuống.
Đã vậy ... ảnh còn bị đập đầu vô tay lái, đứt mất cha nó luôn .. cái lưỡi !

-......!!!!!!!!!!!