Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Bị cô lập ở Bali về biển Đông, Trung Quốc sẽ thế nào?

Trước thềm hội nghị Bali, Trung Quốc nói không cần đưa vấn đề biển Đông ra bàn và huy động mạng lưới ngoại giao rầm rộ thúc ép việc này cũng như loan tin khắp thế giới ý định không để bất cứ sự minh định nào của quốc tế với tự do đi lại ở biển Đông. Ý đồ đó hoàn toàn bị phá sản khi có đến 17 lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia đưa vấn đề này ra nói với thủ tướng Trung Hoa, Ôn Gia Bảo.

 19th ASEAN Summit 2011 3 19th ASEAN Summit 2011,Nusa Dua Convention Centre,Bali

Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bị đe doạ, nhưng thủ tướng Ôn Gia Bảo có thái độ mềm mỏng trước sức ép quốc tế. Nguyên nhân không phải vì có sự hiện diện của siêu cường Mỹ với gương mặt Obama mà dường như Trung Quốc không chọn con đường đối đầu tại các diễn đàn quốc tế mỗi khi phép thử đơn phương tuyên bố không bàn biển đông ở Bali bị thất bại.

Giống như các hội nghị trước đây của khối ASEAN, như Sangri-La, đại diện cấp cao Trung Quốc thường tỏ ra hợp tác trước bàn đàm phán.Tuy nhiên, thông điệp ấy sau này người ta mới vỡ lẽ, khi hội nghị kết thúc, người Trung Quốc lại cho phát ngôn mạnh mẽ trước truyền thông thế giới về quyền lợi của họ ở biển Đông là 85%, các nước còn lại bị đường lưỡi bò chèn ép tức tối, sng song đó là tàu bè qua lại đây bị hải giám quấy rầy.

Trung Quốc không bao giờ buông bỏ những gì thuộc về lợi ích cốt lõi. Nhưng có lẽ, vì đuối lý và các chứng cứ không thuyết phục, cũng như những giải thích không minh bạch mà Trung Hoa không thể nêu vấn đề biển Đông ra bàn một cách sáng suốt tại các diễn đàn đa phương. Quan sát trên truyền thông về biển Đông trong hội nghị Bali, Trung Quốc hoàn toàn bị cô lập bởi quan điểm ấu trĩ và tham lam, khối ASEAN ngoài mục đích chính thống lợi ích khối còn lợi ích quốc gia mỗi nước thì còn xúc tác cảm hứng từ quan điểm tự do hàng hải mà Hoa Kỳ và các siêu cường khác mặc định như một sáng tạo về quyền căn bản của con người trong biển cả của Thái Bình Dương. Và sự thật, Trung Hoa bị cô lập trong một hình thế không có tiếng nói chung nào đủ tự tin.

Nước cờ ngoại giao trước hội nghị Bali hoàn toàn phá sản, Trung Quốc thất bại ê chề khi tuyên bố của họ bị phản bác bằng các quan điểm nghiêm túc. Câu hỏi đặt ra, sau hội nghị Bali, Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào?

Một luồng dư luận cho rằng, Trung Hoa vẫn cử tàu hải giám xuống vùng đánh bắt truyền thống của ngư dân Việt Nam để quấy phá, áp lực lên với các nước có sở hữu biển Đông, gia tăng các yêu sách hoặc tuyên bố với Philippines quyền lợi Trung Quốc vùng đất 80 cây số vuôngg cách tỉnh Palawan 79km. Sẽ có những cuộc bắt bớ tàu đánh cá ngư dân như cách thức trả thù các đòn thua ở nhiều diễn đàn hội nghị trước đây. Và để giải thích các câu chuyện đó, chính quyền Trung ương Trung Quốc không vào cuộc mà là từ các cấp tỉnh cử tàu hải giám đi.

Cơn thinh nộ của Trung Hoa trước việc hội nghị Bali bàn về biển Đông một cách rõ ràng sẽ được trình diễn vào tương lai sắp tới.

Vậy thì cần làm gì để chuẩn bị ứng phó với cách hành xử này? Bởi thực tiễn đánh bắt trên biển không phải là bàn hội nghị, mà đó là thự tế của lòng tham, của sự vô độ độc chiểm. Cần một liên kết thích đáng, và khuyến cáo đúng đắn với ngư dân, cũng như bảo vệ tuyệt đối lãnh hải đất nước để hội nghị Bali không phải là hội nghị vô ích với biển Đông.
- Theo blog Cu Làng Cát