Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc

(TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 1
Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.

Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.

Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý.

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 2
Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.

Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này

Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.

Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.

Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 3
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.

Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Ngọc Mai
(Báo Thanh Niên)

(Trích từ tài liệu Limits in the Seas của Bộ Ngoại Giao Mỹ - http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf có thể tham khảo thêm từ website: http://www.state.gov/e/oes/ocns/opa/c16065.htm)

Kết luận của tài liệu:

"For these reasons, unless China clarifies that the dashed-line claim reflects only a claim to
islands within that line and any maritime zones that are generated from those land features in
accordance with the international law of the sea, as reflected in the LOS Convention, its dashedline claim does not accord with the international law of the sea."

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Remember When -- Alan Jackson

Remember when I was young
and so were you
Time stood still, love was all we knew
You were the first, so was I
We made love and then you cried
Remember when

Remember when we vowed the vows
and walked the walk
Gave our hearts, made the start, it was hard
We lived and learned, life threw curves
There was joy, there was hurt
Remember when

Remember when old ones died and new were born
And life was changed, disassembled, rearranged
We came together, fell apart
And broke each other's hearts
Remember when

Remember when the sound of little feet
was the music
We danced to week to week
Brought back the love, we found trust
Vowed we'd never give it up
Remember when

Remember when thirty seemed so old
Now lookn' back it's just a steppin' stone
To where we are,
Where we've been
Said we'd do it all again
Remember when
Remember when we said when we turned gray
When the children grow up and move away
We won't be sad, we'll be glad
For all the life we've had
And we'll remember when




NT

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần

Nữ y tá Bronnie Ware (người Úc) đã có nhiều năm chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt, tổng kết lại và viết thành: “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”.

Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa.

Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực. Điều hối tiếc này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc.

Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình. Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người.

Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối.

Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn. Rất nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là sự dễ chịu của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại.

(sưu tầm)
szép képek életképek

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

How to Learn Speed Reading

How to Learn Speed Reading
Whether you're hitting the textbooks in philosophy class, reading long-winded emails from co-workers, or just reading the morning newspaper, chances are at one time or another you've wished you could read a little faster. Follow these instructions to train yourself in faster general reading, extreme speed reading, or skimming. Keep in mind the last two will not let you absorb as much information, but are still excellent tools to have.
Part 1 of 3: Learning to Read Faster
 1. Understand the purpose of these tips. These instructions are great for increasing your reading speed without losing too much comprehension. They are the best way for anyone to begin increasing their reading speed, including someone who wants to become an extreme speedreader.
• If you're trying to cram for a test faster or browse magazines more quickly, take a look at the section on Skimming Text Faster.
• If you want to learn to read books extremely quickly and don't need to understand them fully, browse these tips first before moving on to Further Speedreading Exercises.
2. Stop imagining the spoken word. Even if you don't mouth the words silently as you read them, chances are good you "subvocalize," or imagine the words being spoken aloud. This is useful for difficult texts, but mostly just slows you down needlessly.
• Stop yourself whenever you notice this happening. Being conscious of the habit can be enough to minimize it.
• If you can't stop, try quietly chanting something repetitive such as "1 2 3 4" or "A E I O U." Stop if the chanting distracts you from reading.
• Groups of words are harder to vocalize, so practice reading in blocks using the techniques below to help with this issue as well.
• If you are physically moving your lips as you read, hold a finger against them while reading to stop this habit.
3. Take in groups of words. Instead of reading each word separately, train yourself to understand a group of words at once. This requires less eye movement, which in turn makes reading much faster.
• Hold the book or screen a little farther from your eyes than you are used to as you read to take in more words at once.
• Soften your gaze and relax your face. If you are too focused and tense, you won't be able to see the words farther from your center of vision.
• Follow along with a pencil or other object as you read, but hold it slightly above the text to make your eyes focus on a wider area.
 4. Train yourself not to read the same passage twice. Most people frequently stop and skip back to words or sentences they just read to try to make sure they understood the meaning. This is usually unnecessary, but it can easily become a habit, and many times you will not even notice you're doing it.
• Use an index card or pen to hide the words you've already read, training your eyes not to move backward.
5. Find a quiet, well lit environment. Even if you think you read better when you have music playing or when you're in a crowded coffee house, you will understand the text much better if you reduce distractions to a bare minimum. Try to find a solitary, well lit place to read, and turn off the TV, radio, and cell phone.
• If no solitary place is available, try using earplugs to block out any distractions around you.
• Light is important even when reading on a computer screen.
• Reading in bed makes many people sleepy. Try sitting up at a desk, with your book tilted at a 45º angle away from you.
6. Read when you're alert and engaged. Some people function well in the morning, while others think better in the afternoon. Save important reading for those times of day.
• Start a reading session by reading the important material first, when your eyes and brain aren't tired out.
• Ask questions to yourself as you read the text or the chapter headings, and search for answers as you read. This keeps you focused and avoids daydreaming or other mental distractions.
7. Adjust reading speed depending on the material. Even this one article probably contains advice you've already heard as well as some that's completely new to you. A good reader slows down to understand something complex and speeds up through familiar sections.
• Don't be afraid to fall back on "bad habits" to understand a text better. If you are reading a difficult book and don't have a time limit, feel free to reread sections or read them aloud in your head. In fact, you can use these tools to better effect now that you're aware of them!
Part 2 of 3: Further Speedreading Exercises
1. Understand types of reading. Speedreading is a set of techniques for blitzing through a book or article. You don't skip any sections, but your comprehension will suffer. Skimming involves only reading the most important sections in order to gain a shallow understanding, and does not require a fast reading rate. Finally, you should read every word carefully if you want a deep understanding of a text.
• Speedreading software and apps often claim not to affect your comprehension, but this is only true up to a certain reading speed: possibly around 500 words per minute, although research results are divided on the exact number.
2. Pick fun, easy reading material to train with. Something enjoyable and easy to comprehend will keep you focused and quick, which is great while you're practicing.
• Don't practice on a book with many pictures and diagrams among the text, since that interrupts your pace and makes it hard to measure.
• A book that remains open when lying flat makes it easier to perform some of these exercises.
3. Time your reading speed regularly. Not only will timing help you to know whether you're improving, trying to beat your best speed is great motivation.
• Count the number of words on a page, or count the number in one line and multiply by the number of lines on the page to find this number.
• Set a timer for ten minutes and see how much you can read in that time while understanding the text.
• Multiply the number of pages you read by the number of words per page and divide by the number of minutes spent reading to get your words per minute orwpm, a common measurement of reading speed.
• Alternatively, you can search for an online "speed reading test," although you will probably read at a different pace from a screen than from a printed page.
4. Read faster than you can understand. Many programs claim to increase your reading speed by training your reflexes first, then practicing until your brain can catch up. This can be effective, but be wary of exaggerated claims not backed up by research.
• Run a pencil along a text at a rate of one second per line. Say "one one thousand" in a calm voice as you move the pencil and time it so you reach the end of a line at the same time you're done with the phrase.
• Spend two minutes trying to read at the pace of the pencil. Even if you can't understand anything, keep focused on the text and keep your eyes moving for the entire two minutes.
• Rest for a minute, then go even faster. Spend three minutes trying to read at the pace of a pen that moves across two lines every time you say "one one thousand".
• Practice these exercises every day or few days. Eventually you may be able to understand more of the text at this pace, and even if you don't your regular reading speed may improve.
5. Reduce the number of eye movements. Moving your eyes several times per line is unnecessary. Here is an exercise you can practice to keep your eyes as still as possible while reading:
• Take an index card and place it over a line of text. You can use a magazine printed in narrower columns if the index card doesn't cover the entire line.
• Make two Xs at the base of the index card, dividing each line into three roughly equal sections.
• Read quickly as you move the index card down, trying to only focus your eyes just below each X. Focus below the first X and read the first half of the line, then move once to just below the second X and read the second half of the line.
6. Narrow the range of your eye movements. Pencil a light vertical line about two words from the left margin, and another one about the same distance from the right. Try to read quickly without moving your eyes further than those lines.
• You can combine this with the "read faster than you can understand" exercise described earlier. Move a pen only between the two vertical lines as you try to read at a pace of 1 second a line or 1/2 second a line. Continue for two or three minutes even if you understand very little. Regular practice can improve your reading speed.
• Calmly saying "one one thousand" is a good estimate of one second to get your pen rate correct. It doesn't need to be exact.
7. Use speed reading software. Free online programs such as Spreeder can train your reading to high speeds by using electronic methods such as flashing a sequence of words on your screen in the same spot. Similar programs are available for your phone as well.
• Be wary of paying for software like this before you've done your research.
• While you can read at extreme rates using this kind of software, your comprehension will likely suffer.
Part 3 of 3: Skimming Text Faster
1. Know when to skim. Skimming can be used to gain a shallow understanding of a text. It can be used to scan a newspaper for interesting material, or to get the important concepts out of a textbook in preparation for a test. It's not a good replacement for thorough reading.
2. Read the titles of sections. Begin by only reading the chapter titles and any subheadings at the start of large sections. Read the headlines of each newspaper article or the table of contents in a magazine.
• This should give you a good idea which sections you need to or want to read more in depth and which sections you already know about.
3. Read the beginning and end of a section. Textbooks usually contain introductions and summaries of each chapter. For other texts, just read the first and last paragraph of a chapter or article.
• You can read quickly if you're familiar with the subject, but don't try to speedread as fast as possible. You're saving time by skipping most of the section, but you do need to understand what you're reading.
4. For unfamiliar sections, skim the text in between. If you still wish to learn more, brush your eyes rapidly across the page rather than reading normally. Now that you know the gist of the section, you can pick out key nouns and verbs that give you a little extra information.
• When you see a complex or interesting key word, stop and read that paragraph.
• Diagrams are another signal that a section may be worth paying closer attention to.
5. If you still need detail, read the start of each paragraph in that section. The first one or two sentences of each paragraph will teach you a surprising amount of information.
6. Move through each section the same way. Read the beginning and end; skim the middle; and read the first sentence of each paragraph if you need detail.
• You don't need to follow every step for every section. You can always move on to a new section if you feel you are familiar enough with the current topic.

(Source: http://www.wikihow.com/Learn-Speed-Reading)

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Việt Nam bất ngờ trở thành đề tài hấp dẫn tại cuộc thi ảnh thế giới

Lễ hội đua bò ở Châu Đốc, An Giang. (Ảnh: Sơn Nguyễn)
Lễ hội đua bò ở Châu Đốc, An Giang. (Ảnh: Sơn Nguyễn)
Hang Sơn Đoòng của Việt Nam. (Ảnh: Chris Miller)
Hang Sơn Đoòng của Việt Nam. (Ảnh: Chris Miller)
Một khoảnh khắc ở chùa Linh Phước, Đà Lạt. (Ảnh: Chiara Cristoni)
Một khoảnh khắc ở chùa Linh Phước, Đà Lạt. (Ảnh: Chiara Cristoni)
Một khoảnh khắc ở chùa Linh Phước, Đà Lạt. (Ảnh: Chiara Cristoni)
Một cụ già sống trong nhà dưỡng lão đã khóc khi tác giả bức ảnh tiến lại gần ôm và hôn lên má bà để cảm ơn, sau khi bà đã để cô chụp nhiều bức ảnh chân dung. Đó là khoảnh khắc của niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương và sự cô đơn. Ảnh chụp ở Hội An. (Ảnh: Stephanie Hamilton)
Hai cậu bé chơi cù ở Hà Giang. (Ảnh: Antonin Laroche)
Hai cậu bé chơi cù ở Hà Giang. (Ảnh: Antonin Laroche)
Hội An sau một cơn mưa lớn dữ dội. (Ảnh: Janine Griggs)
Hội An sau một cơn mưa lớn dữ dội. (Ảnh: Janine Griggs)
Hội An sau một cơn mưa lớn dữ dội. (Ảnh: Janine Griggs)
Một chú mèo nằm ngủ yên lành bên bậc cửa của một tòa nhà trong khu cung đình Huế. (Ảnh: Janine Griggs)
Cụ già tập thể dục buổi sáng bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Janine Griggs)
Cụ già tập thể dục buổi sáng bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Janine Griggs)
Bình minh trên sông nước ở Việt Nam. (Ảnh: Wally Santos)
Bình minh trên sông nước ở Việt Nam. (Ảnh: Wally Santos)
Bà cụ bán hoa quả tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Ảnh chụp ở Hội An. (Ảnh: Helen Dittrich).
Bà cụ bán hoa quả tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Ảnh chụp ở Hội An. (Ảnh: Helen Dittrich).
Bà cụ bán hoa quả tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Ảnh chụp ở Hội An. (Ảnh: Helen Dittrich).
Người đàn ông sống trong một ngõ hẻm ở khu phố cổ Hà Nội. Lúc này đang là buổi trưa nhưng để đọc được báo, anh vẫn phải bật đèn bàn. (Ảnh: Paul Lackner).
Bà cụ bán hoa quả tranh thủ chợp mắt buổi trưa. Ảnh chụp ở Hội An. (Ảnh: Helen Dittrich).
Một bãi rác chụp ở tỉnh Thái Bình. Bức ảnh có tiêu đề: “Món quà con người dành tặng cho thiên nhiên”. (Ảnh: Mauricio Corridan)
Một ông cụ ở Hội An. (Ảnh: Andrew Macdonald)
Một ông cụ ở Hội An. (Ảnh: Andrew Macdonald)
Những cô bé mặc váy trắng đang tham gia một buổi lễ tại một nhà thờ ở Hà Nội. (Ảnh: Sai Kit Leung)
Những cô bé mặc váy trắng đang tham gia một buổi lễ tại một nhà thờ ở Hà Nội. (Ảnh: Sai Kit Leung)
Hai cô gái ở Mũi Né, Phan Thiết. (Ảnh: Ng Yeow Kee)
Hai cô gái ở Mũi Né, Phan Thiết. (Ảnh: Ng Yeow Kee)
Những Phật tử đi lễ chùa. Ảnh chụp ở TPHCM. (Ảnh: Simon Goei)
Những Phật tử đi lễ chùa. Ảnh chụp ở TPHCM. (Ảnh: Simon Goei)
Mặt trời lặn ở Hội An. (Ảnh: Benjamin Ce)
Mặt trời lặn ở Hội An. (Ảnh: Benjamin Ce)
Vịnh Hạ Long một ngày mưa và nhiều mây. (Ảnh: Horst Grasser)
Vịnh Hạ Long một ngày mưa và nhiều mây. (Ảnh: Horst Grasser)

Bích NgọcTheo Nat Geo

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

16 chữ vàng

Phương châm 16 chữ
(Phương châm 16 chữ vàng)


Phương châm 16 chữ (tiếng Trung: 十六字方针) (thập lục tự phương châm) là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"[1] do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra [2] xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước.[3]

Bối cảnh ra đời phương châm
Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.[4][5]

Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó:

Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.

Khởi tạo phương châm
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999[1].

Nội dung phương châm
Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước[4]

"Ổn định lâu dài" (长期稳定, Trường kỳ ổn định) là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau;[4]

"Hướng tới tương lai" (面向未来, Diện hướng vị lai) là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;[4]

"Hữu nghị láng giềng" (睦邻友好, Mục lân hữu hảo) là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;[4]

"Hợp tác toàn diện" (全面合作, Toàn diện hợp tác) là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực[4].

Tác động
Việc xác định phương châm 16 chữ, khiến quan hệ hai đảng, hai nước Trung Việt đã thu được tiến triển quan trọng mới. Hai nước đã lần lượt lý hiệp ước biên giới trên bộ, hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hớp tác ngư nghiệp. Hai đảng, hai nước Trung Việt đã triển khai cuộc giao lưu kinh nghiệm quản lý đảng, quản lý đất nước một cách sâu rộng, sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã bước lên thềm cao mới, sự giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là giữa thanh niên hai nước cũng đã tiến ra một bước có nghĩa sâu xa.[4]

Thực hiện phương châm 16 chữ, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân hai nước.

Tiếp tục các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Bằng, tháng 11-1992 và tháng 6-1996, của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, tháng 11-1994 và tháng 3-2002, của Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch, tháng 11-1996, của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, tháng 12-1999, của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tháng 10-2004, chuyến thăm Việt Nam lần này của Hồ Cẩm Đào từ ngày 31/10 đến 2/11 năm 2005 [6] là chuyến thăm cấp cao nhất, với cương vị đầy đủ nhất- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch quân uỷ Trung ương, kể từ Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 đến nay. Đây thực sự là chuyến thăm lịch sử, là bước ngoặt, tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai Đảng, là biểu hiện của tình đoàn kết hữu nghị thuỷ chung, đồng chí anh em, được chứng minh bằng những thành tựu mà nhân dân hai nước đã giành được trong 55 năm qua, đồng thời khẳng định trước sau như một đường lối đối ngoại mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã khẳng định trong các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay[1].

Thành tựu
Đảng và Nhà nước hai bên có quyền tự hào trước những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trên lĩnh vực phát triển kinh tế dựa trên 16 chữ. Đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là biểu hiện sinh động, Kết quả to lớn của tình đoàn kết anh em theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Quan hệ kinh tế và thương mại hai nước có những bước tiến triển quan trọng sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 7-2005. Với tổng giá trị các hợp đồng và thoả thuận giữa các doanh nghiệp lên hơn 1,9 tỷ USD, trong đó lớn nhất thuộc về ngành thép trị giá hơn 500 triệu USD. Ngoài ra là các thoả thuận hợp tác trong ngành than, điện tử - viễn thông, du lịch… [1].

Đến năm 2005, trong số 44 Hiệp định và thỏa thuận cấp Nhà nước đã ký kết có đến hơn một nửa liên quan trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại. Việt Nam và Trung Quốc đã ký hơn 20 văn bản thoả thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định Thương mại, Hiệp định Mua bán vùng biên giới, Hiệp định về Thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế, Hiệp định Thanh toán, các Hiệp định về Giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Từ ngày 1-1-2004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo "Chương trình thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Các Hiệp định này được ký kết cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt-Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới, doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá, mở ra một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt-Trung.[1].

Năm 1991, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ đạt 30 triệu USD thì đến năm 2001 đã đạt 3,04 tỷ USD; Năm 2002 đạt 3,26 tỷ USD; Năm 2003, đạt 4,87 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD, nhập khẩu 3,12 tỷ USD. Năm 2004, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt trên 7,19 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2005 đạt 4,134 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 1,435 tỷ USD (giảm 6,86%) với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng nông sản, thủy hải sản, khoáng sản, lâm sản, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử…giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đạt 2,698 tỷ USD (tăng 22,22%).[1].

Đến năm 2005, Trung Quốc là nước xếp thứ nhất trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là: dầu thô, cao su, dầu thực vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo, hải sản, rau xanh, hoa quả. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng: Xe máy CKD và IKD, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép các loại… [1].

Đến năm 2005, Trung Quốc đứng thứ 14 trong tổng số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc có 346 dự án đang còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 710,4 triệu USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và chế tạo. Các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo ra hơn 53.000 việc làm và có tổng doanh thu hơn 1 tỷ USD. Tiêu biểu như dự án Pouchen (tại Đồng Nai) sản xuất giày, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 70 triệu USD, hay dự án Pouchen (tại Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất giày thể thao, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 40 triệu USD. Trung Quốc đã đầu tư tại 39 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó khoảng 50% số vốn đăng ký tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2005, số dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoài.[1].

Về kinh tế, thương mại, qua chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cuối năm 2005, hai nước đã ký kết 14 hiệp định và thoả thuận với tổng số vốn 1,2 tỷ USD. Trong tương lai, hai nước sẽ thảo luận các biện pháp nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương đạt ngưỡng 10 tỷ USD trước năm 2010 và phấn đấu hoàn thành việc phân định và cắm mốc biên giới trước năm 2008. Ngoài ra, trong chuyến thăm này, hai nước đã ra ba tuyên bố và năm thông cáo chung được coi là những văn kiện chính trị quan trọng đặt nền tảng cho việc nâng cấp quan hệ trong mọi lĩnh vực[7]

Ngày 22/8/2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đi thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Nông Đức Mạnh sau khi được tái cử vào vị trí Tổng Bí thư thể hiện sự phát triển quan hệ song phương được mô tả trong 4 khía cạnh:[8]

Thứ nhất, lãnh đạo 2 Đảng và 2 nước Việt - Trung luôn duy trì mối quan hệ gần gũi thông qua những cuộc trao đổi các chuyến viếng thăm cấp cao, không ngừng đưa mối quan hệ đó theo hướng phát triển mới.

Thứ hai, mối quan hệ thương mại và kinh tế hai phía luôn bước lên những nấc thang mới. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam từ năm 2004. Năm ngoái, trao đổi thương mại Việt - Trung đạt 8 tỷ USD. Vào khoảng cuối năm nay, 2 nước nhắm tới mục tiêu đưa con số đó lên 10 tỷ USD, vượt kế hoạch đã định là đến năm 2010. Những dự án hợp tác lớn cũng đã có tiến triển lớn với dự án đèn tín hiệu tàu hỏa và xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện với tổng số đầu tư hơn 1,1 tỷ USD. Trong những năm gần đây, 2 nước cũng đang đàm phán về dự án hợp tác kinh tế diện rộng với mức đầu tư của Trung Quốc cỡ 3 tỷ USD. Đó chính là điểm sáng trong quan hệ kinh tế 2 nước.

Thứ ba, vấn đề về lãnh thổ và mốc biên giới Việt - Trung cũng đã dần dần đạt được trên tinh thần đồng thuận, thiết lập và bảo đảm sự ổn định lâu dài trong mối quan hệ song phương.

Thứ tư, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần cùng chia sẻ kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn về xã hội chủ nghĩa. 2 nước đã từng tổ chức 4 hội thảo về nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, trong đó đã thiết lập được sự hợp tác và đối thoại về các vấn đề như ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững, hữu nghị.

Năm 2009, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Hải Nam với Việt Nam là bộ phận không thể thiếu trong mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - Việt Nam đã xác định. Hội thảo Hợp tác kinh tế - Thương mại Hải Nam - Việt Nam 2009, được tổ chức sáng 09/7/2009 tại Hà Nội, các doanh nghiệp hai bên đã ký kết 18 thỏa thuận với tổng giá trị 318 triệu USD[9]

Việt Nam đã được Đảng và nhân dân Trung Hoa giúp đỡ chí tình và đầy hiệu quả. Tuy là nước đang phát triển, Trung Quốc đã cung cấp một số khoản ODA cho Việt Nam bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Đến tháng 9-2004, Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 210 triệu NDT và 18,418 triệu USD, nhằm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị cho các dự án y tế, tiếp nhận các đoàn Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm. Hai bên cũng đang triển khai một số dự án lớn dựa trên nguồn vốn viện trợ không hòan lại của phía Trung Quốc như dự án "Cung văn hóa hữu nghị Việt-Trung" với khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 150 triệu NDT; "Khu ký túc xá học viên 15 tầng" của học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh… [1].

Một loạt các dự án lớn đang được Việt Nam triển khai trên cơ sở nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc như: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (710 triệu USD); Dự án đường sắt đô thị Hà Nội-Hà Đông (340 triệu USD); Dự án "Nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu 3 tuyến đường sắt phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội" (64 triệu USD); Dự án "Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Vinh-TP Hồ Chí Minh" (62 triệu USD) và nhiều dự án khác… [1].

Lĩnh vực Văn hoá-Giáo dục cũng đã có sự hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước. Trong gần 15 năm qua kể từ năm 2005, Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lĩnh vực báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch, truyền hình sang Trung Quốc khảo sát, biểu diễn. Hàng năm hai bên đều cử lưu học sinh sang học với số lượng tương đối lớn. Theo hiệp định, mỗi năm Chính phủ Trung Quốc cấp 130 suất học bổng cho phía Việt Nam; đồng thời Việt Nam cung cấp 15 suất học bổng cho phía Trung Quốc. Ngoài kênh Chính phủ, còn có nhiều học sinh đi học tự túc. Hiện đã có hơn 20 trường đại học của Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác với hơn 40 trường đại học và học viện của Trung Quốc. Đến năm 2003, Việt Nam đã có 3.487 người nhận được học bổng của phía Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một trong những nước mà người Việt Nam sang học đông nhất.[1].

Hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng không ngừng phát triển, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác; bao gồm hợp tác khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng khu vườn nông nghiệp khoa học kỹ thuật cao, lai tạo các loại rau và hoa quả chất lượng cao, bảo vệ môi trường, hợp tác nghiên cứu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên...[1].

Đặc biệt, hai Đảng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng. Nhiều đảng bộ của tỉnh, thành phố và cơ quan tham mưu ở Trung ương của hai Đảng thường xuyên học tập, trao đổi Kinh nghiệm về công tác Đảng. Đặc biệt, giới lý luận hai nước đã lần lượt tiến hành nhiều cuộc hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH và xây dựng Đảng. Từ năm 2002 đến nay, hai bên đã lần lượt tổ chức các hội thảo về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ sự tan rã của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (năm 2002), về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường-kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam (tháng 10-2003), về xây dựng đảng cầm quyền (tháng 2-2004).[1].

Ý nghĩa
Sự hợp tác giữa 2 nước trên phương châm 16 chữ hoàn toàn phù hợp lợi ích lâu dài của hai nước và nguyện vọng của nhân dân hai nước Trung Việt, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển sâu sắc quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước[4]

Tình hữu nghị Trung Việt là của cải quý báu của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Nhà lãnh đạo hai nước nhiều lần nhấn mạnh, trong thế kỷ mới phải lấy phương châm 16 chữ làm chỉ đạo, không ngừng phong phú, tăng cường và sâu sắc nội hàm của nó, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Trung Việt lên trình độ phát triển cao hơn [4]

Triển vọng
Quan hệ hai nước theo phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" chắc chắn sẽ sống động hơn, hiệu quả hơn, nhất là về kinh tế thương mại, cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thoả thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm[1].

Phổ biến phương châm 16 chữ
Báo chí dư luận Việt Nam chưa nói đến chuyện Trung Quốc đã hứa hẹn với Việt Nam phương châm 16 chữ và 4 tốt [10] cũng như vạch ra sự tráo trở của Trung Quốc nói lời mà không giữ lấy lời khi cho tàu lạ đâm chìm tàu cá Việt Nam [11]

Nghi vấn
Những cuộc xung đột vì tranh dành lãnh thổ luôn đưa tới những nghi ngờ là cái phương châm này chỉ là những chiêu bài với những ý đồ nào đó, khác hẳn với thực tế.

Vụ giàn khoan HD-981
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam: "Phía Việt Nam luôn luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm 16 chữ..."[12]

Chú thích
1. Nâng quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới 14:27 | 30/10/2005 Trần Doãn Tiến
2. Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ thiêng liêng của VN Bài đăng ngày 24/11/2008 Cập nhật lần cuối ngày 26/11/2008 14:05 TU Dương Trung Quốc
3. Ba đột phá trong quan hệ Việt Trung Đại sứ Tế Kiến Quốc
4. Phương châm 16 chữ chỉ đạo phát triển toàn diện quan hệ Trung Việt 2008-06-24 14:55:49
5. Website Hơp tác kinh tế thưong mại giữa Trung Quôc và Viêt Nam trang có đuôi gov.cn
6. Thư ngỏ gửi các nhà văn Trung Quốc
7. Đài Tiếng nói Việt Nam Phát triển nhanh chóng và sâu rộng trong quan hệ Việt-Trung Cập nhật lúc: 12:00 AM, 20/12/2005
8. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị Trung Quốc: Xây dựng quan hệ hai nước theo phương châm “16 chữ vàng và 4 tốt” Ngày cập nhật: 23/08/2006 08:09
9. Bộ Ngoại giao VN Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tỉnh trưởng Hải Nam (Trung Quốc) (09/07/2009-07:02:00 PM)
10. " láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt
11. "Tầu lạ" tấn công ngư dân Việt Nam là tầu Trung Quốc Đức Tâm Bài đăng ngày 20/07/2009 Cập nhật lần cuối ngày 20/07/2009 16:48 TU
12. Các nhà khoa học phải làm tốt hơn để đất nước mạnh hơn! 17.05.2014

(nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Bàn cờ

Hư chiêu chuyển trục của Mỹ để lừa Nga mất cảnh giác ở Trung Đông và Ucraina rồi ra tay làm Nga tức giận. Nhưng Putin đã nhanh tay phản kích. Mỹ design cái Mùa Xuân Ả Rập để nắm nguồn dầu hỏa càng nhiều càng tốt để khớp cổ TQ. Song song đó làm đảo chính ở Ucraina để toan cắt đường ra biển của Nga và kiểm soát đường ống dẫn dầu và khí của Nga sang Châu Âu. Nếu thành công thì Ucraina sẽ lấy lại Crime và Nga cụt đường ra Địa Trung Hải.

Mặt khác, Nga sẽ không bán được dầu hoặc bán được thì tiền quá cảnh ăn hết. Nga không có đường ra Địa Trung Hải, Mỹ Âu sẽ bóp cổ hết mấy chú Trung Đông có dầu. Nếu nắm hết nguồn dầu Trung Đông, Mỹ sẽ làm ông chủ của thế giới. Nga Trung phải quỳ gối hết. Thế cho nên Putin phải quyết liệt và ra tay chớp nhoáng nắm lấy Crime khiến Âu Mỹ bất ngờ.

Bị thua đau Âu Mỹ phá kinh tế Nga khiến Nga phải tìm cách gỡ. Việc Nga ký hiệp ước với TQ là để cung cấp dầu và khí đốt là để liên thủ chống lại việc cấm vận của Âu Mỹ, vì nếu không bán được dầu thì Nga tiêu tùng. Ngược lại nếu Nga cung dầu cho TQ thì dầu của Mỹ ở Trung Đông sẽ bị ế.

Đến đây thì Mỹ lại ra chiêu mới, hỗ trợ cho người Duy Ngôi Nhĩ quấy rối biên giới phía bắc để Nga khó hoặc không bán dầu được cho TQ qua đường ống. Cho nên từ nay trở đi Tân Cương sẽ quậy tưng cho mà xem.

Mỹ cũng vây chặt đường ra biển của TQ. Đông Bắc Á thì Hàn Đài Nhật vây chặt, chỉ còn thủy lộ Malacca, nhưng lại dài và hẹp. Nên TQ quậy Biển Đông để cắm dùi làm tiền đồn bảo vệ tuyến hàng hải này, mà trước hết là mưu toan xây đường băng ở Gạc Ma, cắm dùi HD981 ở Hoàng Sa và mua chuộc Camphuchia.

Chưa biết ai thắng ai thua, nhưng lần này cuộc chiến giữa hai bên sẽ rất quyết liệt. Việt Nam nằm trên bàn cờ của những nước lớn, theo phe nào cũng ớn, nhưng chủ quyền quốc gia phải quyết không để bên nào lấy được.

(sưu tầm)




Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam

(TNO) Từ Hoàng Sa, sáng 17.5, phóng viên Báo Thanh Niên Mai Thanh Hải đã chuyển về những thước phim quay cận cảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công và bắn vòi rồng vào các  tàu kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển Việt Nam. 



(Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140517/video-clip-tau-trung-quoc-dam-thang-vao-tau-kiem-ngu-viet-nam.aspx)

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Thơ

Em bảo: “Anh đi đi”

Sao anh không đứng lại?

Em bảo: “Anh đừng đợi”

Sao anh vội về ngay?

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Mà sao anh dại thế

Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế

Không nhìn vào mắt em

Không nhìn vào mắt sầu

Không nhìn vào mắt sâu?

Những chuyện buồn qua đi

Xin anh không nhắc lại

Em ngu khờ vụng dại

Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không

Cho chúng mình ấm mộng

Thì thôi xin gửi sóng

Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng

Đưa tình về cuối sông

Đưa tình về với mộng

Đưa tình vào cõi không

                               - Silva Kaputikyan

Tàu của Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam tại Hoàng Sa ngày 15/5/2014



PV Viễn Sự và Tấn Vũ của Tuổi Trẻ đi trên tàu Kiểm ngư HP 926 đã quay được những hình ảnh nóng bỏng nhất trong những ngày qua tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Các tàu Trung Quốc ngang ngược dồn ép, bắn vòi rồng vào tàu cảnh sát biển VN.

(Nguồn http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/607669/video-clip-tau-trung-quoc-hung-han-tan-cong-tau-viet-nam.html)